Thời gian đọc cho trẻ em: 9 phút
Chú ý: Đây là một câu chuyện đáng sợ.
Ngày xưa có ba chú phó nhỏ hẹn ước luôn luôn cùng nhau làm việc trong một thành phố. Có thời gian cả ba đều không có việc. Họ chẳng còn có gì để ăn, quần áo cũng bắt đầu sờn rách. Đứng trước cảnh ấy, một người trong số họ nói:
– Biết làm sao bây giờ? Không thể ở lại đây được nữa, chúng ta phải lên đường tới thành phố khác. Nếu như ở đó cũng không tìm ra việc làm thì đành phải báo cho ông trùm biết, rồi chúng ta phải chia tay nhau mỗi người một ngả. Những người khác cũng cho thế là cách tốt nhất. Họ cùng nhau lên đường. Dọc đường họ gặp một người đàn ông ăn mặc nom có vẻ giàu có, người này hỏi họ là ai. Họ đáp:
– Chúng tôi là ba chú phó nhỏ đi tìm việc. Tới giờ chúng tôi luôn ở bên nhau. Nhưng nếu không tìm được việc làm thì chúng tôi sẽ chia tay nhau mỗi người một ngả. Người đàn ông kia nói:
– Chẳng cần phải thế. Nếu các anh cứ làm đúng theo lời tôi dặn thì các anh chẳng thiếu gì tiền và việc làm. Các anh sẽ trở thành những ông chủ lớn lên xe xuống ngựa. Một người trong số họ nói:
– Nếu như cái đó không làm tổn hại tới lương tâm nghề nghiệp thì chúng tôi sẵn sàng làm. Người đàn ông đáp:
– Tôi chẳng cần cầu lợi ở nơi các anh. Một người khác trong số họ nhìn xuống thì thấy người đàn ông kia một chân là chân ngựa, một chân là chân người nên không muốn tiếp tục câu chuyện. Lúc ấy con quỷ nói:
– Cứ bằng lòng đi, chuyện đó không liên can gì đến các anh đâu. Nó liên quan tới người khác, ta đã nắm được nửa phần hồn của người ấy, chỉ chờ lấy nốt. Giờ thì cả ba chú phó nhỏ đã hiểu sự việc, họ đồng ý. Con quỷ liền nói điều nó muốn. Nếu có ai hỏi, người thứ nhất đáp: „Cả ba đứa chúng tôi.“ Người thứ hai nói: „Chỉ vì tiền.“ Người thứ ba nói: „Quả đúng như thế!“
Cả ba chỉ được trả lời đúng như theo thứ tự ấy và không được nói gì thêm. Nếu không làm đúng giao ước thì sẽ chẳng có xu nào. Nếu luôn giữ đúng như giao ước thì túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền. Rồi con quỷ cho họ rất nhiều tiền và bảo họ tới trọ ở quán trọ của thành phố. Họ tới, chủ quán chạy ra đon đả hỏi:
– Các anh ăn gì ạ? Người thứ nhất đáp:
– Cả ba đứa chúng tôi. Chủ quán nói:
– Vâng, tôi cũng nghĩ vậy. Người thứ hai nói:
– Chỉ vì tiền. Chủ quán nói:
– Vâng, tất nhiên là như vậy. Người thứ ba nói:
– Quả đúng như thế. Chủ quán nói:
– Vâng, cứ đúng như thế. Đồ ăn thức uống được mang ra phục vụ tới nơi tới chốn cho khách. Ăn xong khách gọi trả tiền. Chủ quán giơ hóa đơn cho ba người xem. Người thứ nhất nói: „Cả ba đứa chúng tôi.“ Người thứ hai nói: „Chỉ vì tiền.“ Người thứ ba nói: „Quả đúng như vậy.“ Rồi họ đưa tiền cho chủ quán mà chẳng thèm đếm. Khách trong quán nhìn trầm trồ. „Họ chịu chơi thật.“ Chủ quán nói chêm vào: „Vâng, đúng là những người chịu chơi, nhưng hơi khờ.“
Cả ba ngồi ở trong quán nhưng họ chẳng nói gì khác ngoài các câu: „Cả ba đứa chúng tôi. Chỉ vì tiền. Quả đúng như thế.“ Nhưng họ quan sát và biết hết mọi chuyện trong quán. Một thương gia người cao to có nhiều tiền cũng ở trong quán, vẫy tay gọi chủ quán và nói:
– Ông chủ, ông cất giùm tôi số tiền này không ba thằng phó nhỏ khùng điên kia nó ăn trộm mất của tôi. Chủ quán nhận và đem cất ở trong buồng. Nhấc thử thấy nặng, chủ quán biết ngay toàn là vàng ròng thôi. Tối đến chủ quán bố trí cho ba chú phó nhỏ ngủ ở dưới, còn thương gia thì ở một phòng riêng trên lầu. Đến giữa đêm, khi mọi người ngủ say, chủ quán và vợ cầm rìu bổ củi tới buồng thương gia ngủ, hai vợ chồng đập chết thương gia rồi lại về buồng mình ngủ. Sáng hôm sau người ta thấy thương gia kia nằm chết trong vũng máu. Mọi người bàn tán xôn xao, đứng xúm lại xem. Chủ quán nói:
– Ba thằng phó nhỏ khùng điên giết chết đấy. Khách đứng nói chen vào.
– Còn ai khác ngoài chúng. Chủ quán cho gọi ba phó nhỏ tới và hỏi:
– Có phải mấy đứa giết người thương gia không? Người thứ nhất nói: „Cả ba đứa chúng tôi.“ Người thứ hai nói: „Chỉ vì tiền.“ Người thứ ba nói: „Quả đúng như vậy.“
Chủ quán nói:
– Mọi người thấy không. Ba đứa tự thú nhận. Cả ba bị bỏ tù chờ ngày xét xử. Ba chú phó nhỏ thấy câu chuyện trở nên nghiêm trọng nên sợ. Tối con quỷ xuất hiện và nói:
– Ráng chịu nốt ngày nữa. Đừng có nản chí. Chẳng ai dám đụng tới sợi tóc của ba người đâu. Sáng sớm ba người đã bị dẫn ra tòa. Quan tòa hỏi:
– Cả ba can tội giết người phải không?
– Cả ba đứa chúng tôi.
– Tại sao lại đánh chết thương gia kia?
– Chỉ vì tiền.
– Chúng bay quân độc ác. Chúng bay không sợ tội lỗi hay sao?
– Quả đúng như thế. Quan tòa phán:
– Chúng nhận mình đã làm và lại còn cứng đầu cứng cổ nữa. Dẫn chúng ra ngay hành hình. Cả ba bị dẫn ra pháp trường. Chủ quán phải đứng vào hàng làm chứng. Cả ba bị túm ra trói gì lại vào cột, gươm đã tuốt trần, đao phủ chỉ chờ lệnh. Giữa lúc đó thì có một chiếc xe bốn con cáo màu đỏ chạy tới, xe chạy nghiến đá bắn lửa. Từ cửa sổ xe có khăn trắng vẫy. Đao phủ nói:
– Có lệnh ân xá. Từ trong xe có tiếng vọng ra: „Ân xá, ân xá!.“ Con quỷ bước ra oai như một nhà quý tộc và nói:
– Cả ba không có tội. Giờ hãy nói hết tất cả những điều mắt thấy tai nghe cho mọi người biết. Người nhiều tuổi nhất nói:
– Chúng tôi không giết chết thương gia. Kẻ giết người đang đứng ở trong hàng kia. Người này chỉ tên chủ quán và nói tiếp:
– Hãy khám tầng hầm nhà chủ quán, những người bị hắn giết chết còn treo lơ lửng ở đó. Đó là những bằng chứng hùng hồn. Quan tòa cho người đến xem và thấy đúng như lời khai. Họ báo cho quan tòa biết sự thật. Tòa ra lệnh dẫn chủ quán ra pháp trường hành hình. Sau đó con quỷ nói với ba người:
– Ta đã lấy được hồn nó. Ba chú được tha bổng và giữ lấy số tiền ấy mà sống trọn đời.

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
„Ba chú phó nhỏ“ là một truyện cổ tích của anh em nhà Grimm, kể về ba người thợ phó nhỏ gặp khó khăn khi không có việc làm và đã thỏa thuận với một con quỷ để đổi lấy tiền bạc và sự giàu có. Câu chuyện xoay quanh việc ba người chỉ được phép trả lời ba câu cố định trong mọi tình huống: „Cả ba đứa chúng tôi,“ „Chỉ vì tiền,“ và „Quả đúng như thế. “
Khi đến một quán trọ và gặp một thương gia, họ bị nghi oan giết người sau khi thương gia bị chủ quán sát hại để cướp của. Vì chỉ được phép trả lời ba câu đã thỏa thuận, họ vô tình thú nhận tội danh mà mình không hề làm. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của con quỷ, cuối cùng mọi chuyện đều được sáng tỏ. Con quỷ đến cứu họ ngay trước khi họ bị hành hình, tiết lộ sự thật rằng chính chủ quán mới là kẻ giết người và cứu ba chú phó nhỏ.
Thông qua câu chuyện này, anh em Grimm nhấn mạnh đến những yếu tố như may mắn, sự trung thành và hậu quả của lòng tham. Truyện cũng minh chứng cho việc dù hoàn cảnh có hiểm nghèo đến đâu, sự thật cuối cùng vẫn được làm sáng tỏ.
Câu chuyện „Ba chú phó nhỏ“ của anh em nhà Grimm là một ví dụ tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích có yếu tố huyền bí và đạo đức. Câu chuyện xoay quanh ba chú phó nhỏ đang trong tình cảnh khó khăn vì không có việc làm. Trong chuyến hành trình tìm việc mới, họ gặp một người đàn ông bí ẩn hóa ra là một con quỷ.
Con quỷ đưa ra một lời đề nghị kỳ lạ: nếu ba chú phó chỉ nói ba câu gồm „Cả ba đứa chúng tôi“, „Chỉ vì tiền“, và „Quả đúng như thế“ mà không nói thêm gì khác, túi tiền của họ sẽ luôn đầy.
Từ đó, những tình huống dở khóc dở cười bắt đầu diễn ra khi ba chú phó luôn phải giữ đúng lời giao ước với con quỷ. Tuy nhiên, câu chuyện có một bước ngoặt khi họ bị buộc tội giết người thương gia và bị đưa ra xét xử. Nhờ vào sự can thiệp của con quỷ, sự thật bại lộ rằng kẻ sát nhân thật sự chính là chủ quán đã gài bẫy ba người thợ nhỏ. Cuối cùng, công lý được thực thi khi chủ quán bị hành hình, và ba chú phó nhỏ sống hạnh phúc với số tiền mình có.
Câu chuyện này truyền tải nhiều thông điệp về lòng tham, công lý và sự can đảm đối diện với thử thách. Cốt truyện cũng thể hiện một kiểu giao dịch với thế lực huyền bí, thường gặp trong các truyện cổ tích châu Âu, để chỉ ra rằng những lời hứa với quỷ dữ thường dẫn đến những tình huống phức tạp không ngờ. Truyện cũng nhấn mạnh rằng sự thật và công lý cuối cùng sẽ chiến thắng, ngay cả khi điều đó dường như không thể trong những tình huống tồi tệ nhất.
Truyện cổ tích „Ba chú phó nhỏ“ của anh em nhà Grimm là một câu chuyện dân gian chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại và bài học đạo đức nhân văn.
Dưới đây là phân tích ngôn ngữ học của câu chuyện này:
Ngữ cảnh và bối cảnh
Bối cảnh lịch sử và xã hội: Truyện được đặt trong bối cảnh xã hội châu Âu cổ, nơi ba nhân vật chính là thợ thủ công (các chú phó nhỏ) đang tìm kiếm cơ hội việc làm. Bối cảnh về một xã hội phân chia giai cấp rõ rệt, với các tầng lớp lao động nghèo khó, đối lập với hình ảnh người giàu có và tầng lớp thượng lưu.
Ngôn ngữ địa phương: Dù bản dịch không thể hiện đầy đủ ngôn ngữ địa phương, tuy nhiên cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện cho thấy một lối kể chuyện cổ tích đặc trưng của văn học dân gian Đức.
Nhân vật và lời thoại
Ba chú phó nhỏ: Ngôn ngữ của ba chú phó nhỏ thể hiện sự ngây thơ và đơn giản trong suy nghĩ, đặc biệt khi họ đồng ý với giao kèo của con quỷ mà không lường trước hậu quả.
Con quỷ: Ngôn từ của con quỷ mang tính lừa lọc và quyến rũ. Nó sử dụng lời hứa về tiền bạc và sự thịnh vượng để dụ dỗ nhân vật chính. Từ ngữ liên quan đến „lương tâm nghề nghiệp“ và „không tổn hại“ cho thấy sự xung đột giữa đạo đức và vật chất.
Chủ quán và khách hàng: Ngôn ngữ của chủ quán và khách hàng mang tính hội thoại đời thường, phản ánh sự nghi ngờ và phán xét nhanh chóng khi đối diện với tình huống bất thường.
Chủ đề và thông điệp
Sự cám dỗ và đạo đức: Câu chuyện là một ẩn dụ về sự cám dỗ của vật chất và những hệ lụy khi con người đánh mất đạo đức. Ba chú phó nhỏ đại diện cho những người lao động nghèo khổ dễ bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất.
Công lý và quả báo: Truyện thể hiện thông điệp về sự công bằng, khi những hành động xấu xa bị trừng phạt thích đáng và công lý cuối cùng được thực thi. Điều này được thể hiện qua việc chủ quán bị vạch trần và trừng phạt.
Phong cách ngôn ngữ
Giọng kể chuyện: Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và đôi khi có phần lặp lại, đặc trưng của truyện cổ tích. Điều này giúp tăng cường tính giáo huấn và dễ nhớ, phục vụ cho việc truyền miệng qua nhiều thế hệ.
Biểu đạt hàm súc: Ngôn ngữ giàu tính biểu tượng, với hình ảnh như „xe bốn con cáo màu đỏ“ hay „gươm đã tuốt trần,“ góp phần tăng cường sức mạnh thị giác và gợi mở triết lý nhân sinh sâu sắc.
Kết luận
Truyện ngắn „Ba chú phó nhỏ“ của anh em nhà Grimm không chỉ là một câu chuyện giải trí đơn thuần mà còn chứa đựng những bài học về đạo đức, lòng trung thực, và sự cám dỗ của vật chất. Ngôn ngữ trong truyện, với sự đơn giản, rõ ràng nhưng sâu sắc, đã góp phần truyền tải những thông điệp này một cách hiệu quả. Các yếu tố thần thoại và huyền bí được lồng ghép khéo léo, tạo nên một tác phẩm đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 120 |
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mục | ATU Typ 360 |
Bản dịch | DE, EN, ES, PT, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 9.7 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 100 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 1.5 |
Gunning Fog Chỉ mục | 4.1 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 3.6 |
SMOG Chỉ mục | 4.4 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 0 |
Số lượng ký tự | 5.486 |
Số lượng chữ cái | 3.986 |
Số lượng Câu | 124 |
Số lượng từ | 1.208 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 9,74 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 0 |
Phần trăm các từ dài | 0% |
Tổng số Âm tiết | 1.362 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,13 |
Các từ có ba Âm tiết | 5 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 0.4% |