Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Bác thợ xay bột và con quỷ
Grimm Märchen

Bác thợ xay bột và con quỷ - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 17 phút

Chú ý: Đây là một câu chuyện đáng sợ.

Ngày xưa có một bác thợ xay bột. Bác ngày càng trở nên nghèo túng. Gia tài của bác giờ đây chỉ có cối xay và cây táo sau nhà. Có lần bác vào rừng kiếm củi, bỗng có một ông cụ bước tới nói:

– Bác làm gì phải khổ như thế này. Tôi sẽ làm cho bác giàu có, nhưng bác phải hứa cho tôi cái đứng đằng sau cái cối xay. Bác nghĩ:

– Đứng sau cái cối xay chẳng có gì khác ngoài cây táo. Rồi bác nói:

– Cũng được.

Bác thợ xay bột và con quỷ Truyện cổ tích

Nghe bác hứa, ông cụ cười mỉa và nói:

– Ba năm nữa tôi sẽ đến lấy cái bác hứa với tôi. Và ông đi mất. Về tới nhà, bác thợ xay bột gặp vợ ra đón và hỏi:

– Ông nói cho tôi biết đi tại sao tự nhiên tiền của đầy ắp nhà, chẳng thấy bóng người nào tới nhà mà tất cả tủ, rương đầy tiền của. Tôi chẳng hiểu sao lại như vậy? Bác đáp:

– Có một ông cụ lạ mặt tôi gặp ở trong rừng, ông cụ hứa sẽ giúp tôi giàu có. Còn tôi hứa cho ông cụ cái đứng sau cái cối xay. Tất nhiên có thể cho ông cụ cây táo. Vợ hoảng sợ nói:

– Trời, ông ơi là ông. Đó là con quỷ. Nó đâu có nghĩ tới cây táo. Ý nó đòi con gái chúng ta, nó hay quét dọn sau cái cối xay. Con gái bác thợ xay bột vừa xinh lại vừa ngoan. Ở nhà cô hết sức nghe lời bố mẹ. Thấm thoát thời gian ba năm cũng trôi qua. Ngày con quỷ tới bắt cô đi đã tới, cô tắm rửa sạch sẽ, đứng vào giữa vùng nguyệt quế vẽ bằng phấn. Con quỷ tới rất sớm, nhưng nó không làm sao tới gần được. Nó nổi giận nói với bác thợ xay bột:

– Phải đổ hết nước đi, để cho con gái ông không tắm rửa được. Có thế thì ta mới bắt đi được. Bác thợ xay bột hoảng sợ, đem đổ hết nước đi. Sáng sớm ngày hôm sau con quỷ tới. Trước đó cô gái đã khóc nhiều, lấy tay chùi nước mắt, vì thế con quỷ cũng không sao lại gần cô được. Nó nổi nóng, quát bác thợ xay bột:

– Chặt hai tay nó đi, không ta không sao lại gần được! Kinh hoàng, bác thợ xay bột nói:

– Có ai lại đi chặt tay con bao giờ! Con quỷ nói dọa:

– Nếu không làm thì ta bắt chính ngươi đó. Bác thợ xay bột đâm ra khiếp sợ, bác hứa sẽ làm theo lời quỷ. Bác nói với con gái:

– Con ơi, nếu cha không chặt tay con, quỷ sẽ bắt cha đi. Trong lúc khiếp sợ cha đã hứa làm việc đó. Con hãy tha thứ cho cha, nếu cha làm việc đó. Cô con gái nói:

– Cha yêu quý, con là con, cha cứ làm đi. Rồi cô đưa hai tay ra cho chặt. Cô gái cũng khóc nhiều nên nước mắt thấm ướt hết bí tất vớ. Khi con quỷ tới thì nó cũng không sao tới gần được, nhưng nó chẳng còn quyền gì với cô nữa. Bác thợ xay bột nói với con gái:

– Cha trở nên giàu có nhờ con, vì vậy cha muốn hết sức chăm sóc thương yêu con. Cô con gái thưa:

– Thưa cha, con không thể ở lại đây, con phải ra đi. Những người tốt bụng sẽ cho con những gì con cần. Cô để cho buộc hai cánh tay rời vào sau lưng. Khi mặt trời mọc thì cô lên đường, cô đi suốt cả ngày. Cho tới khi tối trời thì cũng là lúc cô tới bên cạnh vườn ngự uyển. Dưới ánh trăng mờ ảo cô nhìn thấy cây trong vườn rất sai quả. Bao quanh vườn là hào nước, làm sao cô có thể bước sang được! Cô đi suốt ngày không nghỉ, không ăn, không uống, nên giờ người vừa đói vừa mệt. Cô nghĩ bụng:

– Trời, nếu mình ở trong vườn thì có thể ăn trái cây cho đỡ đói. Nếu không có lẽ mình sẽ chết đói. Cô quỳ xuống cầu Chúa. Bỗng có Thiên thần tới mở cửa tháo nước, thế là con hào chạy quanh khu vườn cạn, cô có thể lội bước sang bên vườn ngự uyển. Thiên thần đi cùng với cô sang vườn ngự uyển. Cô hái một quả lê ăn cho đỡ đói. Lê trong vườn được đếm đi đếm lại nhiều lần nên ai ăn là biết ngay. Người coi vườn nhìn thấy bóng người hái lê, nhưng lại thấy có bóng Thiên thần đứng bên cạnh nên cứ tưởng cô gái là ma, người coi vườn nín lặng sợ hãi. Ăn lê xong, cô gái lại bụi cây gần đó ngủ. Sáng hôm sau, khi ra vườn thượng uyển nhà vua thấy thiếu lê nên hỏi người coi vườn, tại sao lê lại thiếu, nếu lê rụng thì tại sao không có ở dưới gốc cây. Người coi vườn thưa:

– Đêm qua có con ma không tay xuất hiện, nó đưa mồm cắn ăn quả lê. Nhà vua lại hỏi:

– Thế làm sao mà ma lại qua được hào nước sâu? Ăn xong lê thì nó đi đâu? Người coi vườn thưa:

– Có người mặc đồ trắng như tuyết bay từ trên trời xuống mở cửa cổng tháo nước làm cạn con hào chạy quanh vườn thượng uyển. Vì vậy nên ma mới qua được vườn thượng uyển. Người mặc đồ trắng có lẽ là Thiên thần, thần sợ quá nên không nói được lên lời, mà cũng không dám la lên. Sau khi ăn xong, con ma lại đi mất. Nhà vua nói:

– Nếu đúng như vậy thì đêm nay Trẫm ở đây canh chừng. Khi màn đêm buông xuống, nhà vua cùng với một linh mục tới vườn thượng uyển. Linh mục sẽ nói chuyện với con ma. Nhà vua, linh mục và người coi vườn nấp dưới gốc cây quan sát. Đúng giữa đêm khuya thì cô gái bước ra khỏi bụi cây đến bên cây lê cắn ăn. Đứng cạnh cô là Thiên thần mặc đồ trắng. Linh mục bước tới hỏi:

– Mi được Chúa gởi tới đây hay mi là người trần tục? Cô gái đáp:

– Tôi chẳng phải là ma, tôi là một người nghèo đáng thương bị mọi người ruồng bỏ, nhưng Chúa không ruồng bỏ tôi. Nhà vua nói:

– Nếu cô bị mọi người ruồng bỏ thì ta đây không ruồng bỏ cô. Nhà vua đón cô về hoàng cung. Nhà vua rất thương yêu cô, vì cô không những xinh đẹp, mà tính tình hết sức dịu dàng. Nhà vua sai làm cho cô hai cánh tay bằng bạc. Rồi sau đó tổ chức đám cưới. Năm sau có giặc nên nhà vua phải cầm quân ra trận. Trước khi đi nhà vua nói với thái hoàng hậu:

– Khi nào hoàng hậu sinh thì mẫu hậu thay mặt con chăm sóc và viêt ngay thơ cho con. Hoàng hậu sinh con trai. Thái hoàng hậu viết ngay thơ báo tin mừng. Sau chặng đường dài, người đưa thơ mệt ngồi nghỉ bên suối rồi thiu thiu ngủ thiếp đi. Con quỷ vốn muốn hại thái hoàng hậu, nó tới tráo thơ, trong thơ nó viết, hoàng hậu sinh ra một con quỷ đực. Nhà vua giật mình hoảng sợ khi đọc thơ, nhà vua đâm ra buồn rầu, nhưng nhà vua vẫn viết thơ dặn chăm sóc đứa bé chu đáo cho tới khi nhà vua trở về hoàng cung. Người đưa thơ lúc trở về cũng ngủ ngay bên suối. Con quỷ lại tới tráo thơ, trong thơ nó viết, phải giết đứa bé và hoàng hậu đi. Thái hoàng hậu rất hoảng sợ khi đọc bức thơ, bà không thể tin được nên viết ngay thơ cho nhà vua, nhưng một lần nữa bà lại nhận được thơ mà con quỷ đã tráo, trong thơ viết, thái hoàng hậu phải cắt lưỡi, khoét mắt giữ lại để làm tin. Hoàng thái hậu khóc rất nhiều, vì bà không muốn cảnh thương tâm ấy xảy ra ở ngay chính cháu mình. Đêm bà sai người giết hươu lấy lưỡi và mắt, xong bà bảo hoàng hậu:

– Ta không thể giết hai mẹ con theo lệnh trong thơ của nhà vua. Con không thể ở lại đây được nữa. Hãy đi nơi khác thật xa và đừng bao giờ quay trở lại đây. Con buộc sau lưng, hoàng hậu vừa đi vừa khóc. Hoàng hậu đáng thương tới một cánh rừng lớn, nàng quỳ xuống lạy Chúa.

Bác thợ xay bột và con quỷ Truyện cổ tích

Thiên thần bay tới, dẫn nàng tới một căn nhà, ở cửa có treo bảng với dòng chữ „Ai cũng có thể ở đây được.“ Một người đàn bà mặc đồ trắng như tuyết bước ra nói:

– Xin nhiệt liệt đón chào hoàng hậu! Bà đón hoàng hậu vào nhà. Bà cởi đỡ đứa bé khỏi lưng hoàng hậu, ẳm đứa bé và cho nó bú. Rồi đặt đứa bé ngủ trên chiếc giường nhỏ xinh. Lúc ấy, hoàng hậu hỏi:

– Tại sao bà biết tôi là hoàng hậu? Bà mặc đồ trắng đáp:

– Tôi là Thiên thần được Chúa phái tới để chăm sóc hoàng hậu và hoàng tử. Hoàng hậu sống ở trong căn nhà đó bảy năm trong cảnh an nhàn, sung sướng. Vì bà dịu hiền và được Chúa thương nên hai cánh tay mọc lại như lúc trước. Sau chinh chiến, nhà vua trở về hoàng cung. Việc đầu tiên là nhà vua muốn được gặp hoàng hậu và hoàng tử. Khi nghe nhà vua nói, hoàng thái hậu òa lên khóc nói:

– Con sao lại độc ác vậy! Con ra lệnh phải giết cả hai phải không? Rồi hoàng thái hậu đưa hai lá thơ cho nhà vua xem và nói:

– Mẹ đã làm đúng như lời dặn trong thơ. Và bà đưa cho nhà vua xem lưỡi và mắt. Giờ đến nhà vua òa to lên khóc nức nở, nhà vua khóc thảm thiết tới mức hoàng thái hậu phải động lòng nói:

– Con cứ yên tâm. Hoàng hậu và hoàng tử còn sống. Mẹ sai giết hươu để lấy mắt và lưỡi để làm tin, và bảo hoàng hậu hãy địu con đi tới phương trời xa và đừng bao giờ quay trở lại nơi đây, vì nhà vua đang cơn thịnh nộ. Nhà vua nói:

– Để con đi tới tận cùng trời cuối biển tìm hoàng hậu và hoàng tử, con sẽ không ăn, uống cho tới khi tìm được mới thôi, chỉ trừ khi hai mẹ con chết dọc đường vì đói khát. Ngay sau đó nhà vua lên đường đi tìm. Nhà vua tìm khắp chốn mọi nơi, tìm suốt bảy năm, tìm cả ở những khe núi cũng như các hang động, nhưng chẳng thấy tăm hơi hai mẹ con. Suốt thời gian đi tìm nhà vua chẳng hề ăn uống, cũng may nhờ trời thương hại nên vẫn đi tiếp được. Cuối cùng nhà vua tới một khu rừng lớn thì thấy một căn nhà nhỏ có treo bảng „Ai cũng có thể ở đây được.“ Rồi có một người mặc đồ trắng bước ra dắt tay nhà vua và nói:

– Xin nhiệt liệt đón chào nhà vua! Rồi hỏi nhà vua từ đâu tới. Nhà vua kể:

– Trẫm đã bảy năm đi khắp đó đây tìm hoàng hậu và hoàng tử, nhưng không tìm thấy. Thiên thần mời nhà vua ăn uống, nhưng nhà vua không ăn, chỉ nằm, lấy khăn che mặt và ngủ thiếp đi một giấc. Thiên thần vào buồng trong gặp hoàng hậu và cậu con trai Buồn Phiền (đó là cái tên mà hoàng hậu đặt cho con trai của mình). Thiên thần bảo:

– Hãy ra buồng ngoài cùng với con trai để gặp lại người nhà. Hoàng hậu cùng con trai bước ra thì thấy nhà vua nằm, khăn che mặt rớt dưới đất. Hoàng hậu bảo con trai:

– Buồn Phiền, con nhặt chiếc khăn cho cha và đậy che mặt để cha ngủ. Cậu con trai nhặt chiếc khăn che mặt cho cha. Trong lúc mơ mơ màng màng nhà vua nghe được câu chuyện mọi người nói với nhau nên giả vờ để khăn lại rớt xuống đất. Cậu bé bực mình nói với mẹ:

– Mẹ ơi, con làm gì có cha ở trên trần gian này, người kia chắc không phải là cha con, cha con là Đức chúa trời cơ mà, mẹ vẫn thường dạy con là cha ở trên trời cơ mà. Nghe đến đây, nhà vua bật ngồi dậy và hỏi hai người là ai mà đứng đó. Hoàng hậu nói:

– Thần là hoàng hậu. Đó là con trai Buồn Phiền. Nhìn thấy hoàng hậu lại có tay như bình thường, nhà vua hỏi:

– Hoàng hậu có đôi tay bằng bạc cơ mà. Hoàng hậu đáp:

– Chúa thương tình nên cho mọc lại đôi tay. Thiên thần vào buồng trong lấy đôi tay bằng bạc đưa cho nhà vua xem. Lúc bấy giờ nhà vua mới tin. Nhà vua ôm hôn hoàng hậu và hoàng tử. Nhà vua vui mừng nói:

– Giờ như trút được hòn đá nặng đè tim. Thiên thần dọn cơm để tất cả cùng ăn. Rồi tất cả cùng lên đường về với thái hoàng hậu. Khắp nơi tưng bừng ca hát. Nhà vua cùng hoàng hậu lại tổ chức cưới lần nữa và vui sống tới khi về thế giới bên kia.

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

Câu chuyện „Bác thợ xay bột và con quỷ“ của anh em nhà Grimm là một trong những tác phẩm nổi tiếng thể hiện sự kết hợp giữa những yếu tố huyền bí và các giá trị nhân văn sâu sắc.
Tác giả: Anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm Grimm, là hai nhà văn nổi tiếng người Đức. Họ nổi tiếng với việc sưu tầm và biên soạn các truyện cổ tích truyền thống từ khắp nơi trên nước Đức, đưa những câu chuyện này trở thành di sản văn hóa quen thuộc của thế giới.

Tóm tắt nội dung: Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của một bác thợ xay bột nghèo khó, người đã thỏa thuận với một con quỷ mà không biết rằng mình đã hứa trao đứa con gái yêu quý của mình. Con gái bác thợ xay, thông qua các thử thách và sự giúp đỡ của thiên thần, đã vượt qua nghịch cảnh và cuối cùng tìm được hạnh phúc bên nhà vua, với đôi tay được mọc lại nhờ phép màu.

Thông điệp: Câu chuyện chuyển tải nhiều thông điệp về tình yêu thương gia đình, sự hy sinh và lòng kiên định. Nó cũng thể hiện niềm tin vào sự công bằng, rằng những người thiện lương và chân thật sẽ được đền đáp xứng đáng, đồng thời cảnh báo về việc đưa ra những hứa hẹn vội vàng không suy nghĩ.

Yếu tố huyền bí: Như nhiều truyện cổ tích khác, câu chuyện sử dụng các yếu tố huyền bí như quỷ dữ, thiên thần, phép màu để xây dựng cốt truyện kỳ ảo nhưng cũng mang tính giáo dục cao.

Giá trị văn hóa: Truyện thể hiện những giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục của người Đức thời kỳ trước, tạo ra một bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống và tâm lý con người trong bối cảnh cổ xưa.

Câu chuyện này, như nhiều câu chuyện khác của anh em nhà Grimm, không chỉ để giải trí mà còn giúp người đọc, đặc biệt là trẻ em, rút ra những bài học đạo đức quý báu.

Câu chuyện „Bác thợ xay bột và con quỷ“ của Anh em nhà Grimm là một câu chuyện cổ tích với những chủ đề quen thuộc như sự cám dỗ, lòng trung thực, và sự cứu rỗi thông qua sự can thiệp của các thế lực siêu nhiên. Để diễn giải câu chuyện này, chúng ta có thể xem xét một số ý nghĩa và biểu tượng có thể rút ra từ câu chuyện:

Cám dỗ và sự thiếu hiểu biết: Nhân vật bác thợ xay bột đã bị cám dỗ bởi lời hứa giàu có mà không hiểu rõ những hậu quả tiềm ẩn. Điều này có thể tượng trưng cho những cạm bẫy tồn tại trong cuộc sống, khi con người bị cuốn hút vào những hứa hẹn bề ngoài mà không nhìn thấy rõ cái giá phải trả.

Lòng trung thực và sự hối cải: Mặc dù bác thợ xay đã mắc sai lầm, nhưng câu chuyện nhấn mạnh ý nghĩa của sự trung thực và khả năng hối cải. Đối mặt với tình huống khó khăn, nhân vật con gái vẫn giữ được đức tính tốt đẹp và tìm cách vượt qua mọi thử thách với lòng kiên nhẫn và lòng tin vào Chúa.

Quyền năng của lòng tin và sức mạnh siêu nhiên: Nhân vật con gái được cứu giúp nhờ lòng tin vào Chúa và sự can thiệp của thiên thần. Điều này có thể ám chỉ rằng trong những thời điểm khó khăn, niềm tin và sự giúp đỡ từ những thế lực tốt đẹp có thể mang lại sức mạnh vượt qua nghịch cảnh.

Tái sinh và sự cứu rỗi: Việc con gái mất đi đôi tay và sau đó được khôi phục lại, cùng với việc gia đình được đoàn tụ, mang ý nghĩa về sự tái sinh và khả năng phục hồi sau những sai lầm. Nó cũng thể hiện rằng tình yêu và lòng vị tha có thể hàn gắn những vết thương và mở ra một khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Những trở ngại đến từ cái ác: Con quỷ với những mưu kế nham hiểm tượng trưng cho sự hiện diện liên tục của cái ác trong thế giới, không ngừng tìm cách phá hoại hạnh phúc của con người. Tuy nhiên, cuối cùng, những giá trị tốt đẹp như tình yêu, lòng trung thực, và sự can đảm đã chiến thắng.

Câu chuyện cổ tích này không chỉ mang lại bài học về đạo đức mà còn khơi dậy niềm tin vào sự tốt đẹp và sự công bằng, bất kể những thử thách mà nhân vật phải đối mặt.

Truyện cổ tích „Bác thợ xay bột và con quỷ“ của Anh em nhà Grimm mang đậm yếu tố kì ảo và chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, đạo đức sâu sắc. Dưới đây là một số phân tích ngôn ngữ học và ý nghĩa của câu chuyện:

Cấu trúc câu chuyện: Truyện được xây dựng theo một cấu trúc điển hình của truyện cổ tích: tình huống khởi đầu (bác thợ xay bột nghèo khổ), sự xuất hiện của yếu tố kì ảo (ông cụ – con quỷ), xung đột (ba năm sau, con quỷ trở lại đòi „cái đứng sau cối xay“), và kết thúc có hậu (sự đoàn tụ gia đình). Cấu trúc này giúp duy trì sự hấp dẫn và mạch truyện, cũng như làm nổi bật lên các giá trị đạo đức và bài học mà tác giả muốn truyền tải.

Ngôn ngữ và phong cách: Ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu đặc trưng của văn phong cổ tích, dễ tiếp cận với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Sử dụng lối kể tự nhiên, có mạch truyện mượt mà với nhiều yếu tố đối thoại giúp câu chuyện trở nên sinh động hơn.

Yếu tố kì ảo: Sự xuất hiện của con quỷ, thiên thần, và những biến cố kì ảo (như đôi tay bằng bạc, phép màu của thiên thần) là những yếu tố kì ảo quen thuộc trong truyện cổ Grimm, giúp tạo ra những tình huống bất ngờ và đầy kịch tính. Những yếu tố này không chỉ tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện mà còn mang lại nhiều ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng.

Thông điệp và ý nghĩa: Truyện đề cao lòng tốt, tính trung thực và lòng kiên nhẫn. Cô gái dù gặp nhiều bất hạnh nhưng cuối cùng vẫn được đền đáp xứng đáng. Tình yêu và lòng trung thành được nhấn mạnh qua hình tượng nhà vua và hoàng hậu, cho thấy rằng tình yêu chân thành vượt qua mọi thử thách. Sự hiện diện của thiên thần và các phép màu hàm ý về sự bảo hộ, che chở của những lực lượng siêu nhiên đối với người lương thiện.

Nhân vật và biểu tượng: Nhân vật con quỷ tượng trưng cho cám dỗ và lỗi lầm có thể mắc phải do những lựa chọn sai lầm. Trong khi đó, những nhân vật như thiên thần và nhà vua tượng trưng cho sự bảo hộ và công lý. Nhân vật cô gái, qua hành trình gian nan của mình, đại diện cho đức hạnh, lòng kiên nhẫn và niềm tin vào điều tốt đẹp.

Tóm lại, „Bác thợ xay bột và con quỷ“ không chỉ là một câu chuyện hấp dẫn với những yếu tố kì ảo mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa và đạo đức sâu sắc, thể hiện được tài năng kể chuyện của Anh em nhà Grimm trong việc truyền tải những bài học cuộc sống qua những câu chuyện cổ tích.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 31
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 706
Bản dịchDE, EN, DA, ES, FR, PT, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson12.6
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục100
Flesch–Kincaid Grade-Level2.4
Gunning Fog Chỉ mục5.1
Coleman – Liau Chỉ mục3.2
SMOG Chỉ mục4.4
Chỉ số khả năng đọc tự động0.1
Số lượng ký tự10.091
Số lượng chữ cái7.392
Số lượng Câu182
Số lượng từ2.286
Số từ trung bình cho mỗi câu12,56
Các từ có hơn 6 chữ cái0
Phần trăm các từ dài0%
Tổng số Âm tiết2.531
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,11
Các từ có ba Âm tiết7
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết0.3%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch