Thời gian đọc cho trẻ em: 9 phút
Chuyện này nghe như có vẻ chuyện bịa các bạn ạ, nhưng đó là chuyện có thật đấy. Chuyện này do ông nội tôi kể lại, mỗi lần kể ông tôi thường bảo:
– Các cháu thấy không, đó là chuyện có thật ai mà bịa ra chuyện để kể làm gì. Đầu đuôi câu chuyện như thế này:
Hồi đó là mùa thu, lúa mạch đen đang trổ bông. Vào một buổi sớm, khi mặt trời đã lên cao, ngọn gió ban mai ấm áp thổi lướt qua thân lúa, chim sơn ca hót vang trong không trung, ong bay vo vo trên cánh đồng, mọi người đều mặc quần áo đẹp, ai nấy vui vẻ, kể cả chú Nhím cũng vậy. Nhím đứng trước cửa nhà mình, hai tay buông thõng, đứng hóng gió mát sớm mai, miệng lẩm bẩm hát một bài ca như chúng ta vẫn thường nghe họ hàng nhà Nhím nghêu ngao hát. Chợt Nhím nảy ra một ý là trong khi đợi vợ rửa ráy mặc quần áo cho con, chú thử dạo ra đồng xem hồi này củ cải đã mọc cao chưa. Chả là củ cải mọc ở cánh đồng cạnh nhà, chú và gia đình vẫn thường ra thu hoạch về dùng, lâu dần coi đó là của riêng của mình. Đã nói là làm. Nhím đóng cửa lại rồi đi ra đồng. Nhưng chưa đi khỏi nhà bao xa, Nhím định đi vòng qua hai bụi rậm gai để băng tắt sang ruộng củ cải thì gặp ngay Thỏ cũng đang ra thăm đồng, có nghĩa là Thỏ cũng ra xem bắp cải của mình ra sao.

Khi đi giáp mặt Thỏ, Nhím thân mật chào hỏi. Nhưng Thỏ tự cho mình là hạng người cao sang, tỏ vẻ kiêu kỳ, không thèm đáp lễ ngay, mà còn vênh mặt lên dáng khinh khỉnh nói:
– Thế nào, mới sớm tinh mơ mà đã chạy quanh đồng làm gì thế chú mày? Nhím đáp:
– Tôi đi dạo chơi một chút. Thỏ mỉm cười hỏi:
– Chú mày mà cũng đi dạo chơi à? Có lẽ chú mày nên dùng chân vào việc khác thì tốt hơn. Cái lối nói ấy làm nhím tức điên người lên, mọi việc chú đều nhẫn nhục chịu đựng được, nhưng nói đến đôi chân khoèo, cái tật vốn bẩm sinh của chú, thì chú không thể nhịn được. Chú bảo Thỏ:
– Có lẽ anh lầm, chắc gì đôi chân anh đã làm nên chuyện hơn người khác? Thỏ kiêu hãnh nói:
– Tôi nghĩ, nhất định là hơn hẳn. Nhím nghĩ bụng: „Có giỏi thì hãy thử sức xem sao,“ rồi nói:
– Ta thử cái coi, nếu chạy thi thế nào tôi cũng chạy vượt anh. Thỏ cười nhạo:
– Thật là nực cười chưa! Chú với đôi chân khoèo ấy à?… Thôi được! Chú muốn thế cũng được, nếu chú cao hứng! Thế cuộc cái gì nào? Nhím nói:
– Một bình sữa. Thỏ hồ hởi:
– Được, đập tay cuộc nhé, có thể tiến hành ngay được chưa? Nhím nói:
– Chưa, làm gì mà vội vã thế. Bụng tôi đang đói cồn cào. Trước tiên phải về nhà, ăn chút lót dạ cái đã. Nửa giờ nữa tôi sẽ lại đây. Nói xong, Nhím đi, còn lại Thỏ rất khoái chí về chuyện này. Dọc đường về nhà, Nhím nghĩ bụng:
– Thỏ cậy chân dài, nhưng mình sẽ có cách để thắng chứ. Thỏ tuy ra vẻ cao sang thế, nhưng vốn là anh chàng ngốc nghếch nên thế nào cũng thua cuộc. Về đến nhà, Nhím bảo ngay vợ:
– Nhà nó ơi, mặc quần áo nhanh lên, mình phải ra đồng với tôi cái đã. Vợ nhím hỏi:
– Có chuyện gì thế?
– Tôi đánh cuộc với thỏ lấy bình sữa. Tôi sẽ chạy thi với Thỏ, trong chuyện này mình phải giúp tôi một tay. Vợ Nhím càu nhàu la lối:
– Ối trời ơi, ông ơi! Ông thông minh để đâu, mất trí rồi hay sao? Ông nghĩ thế nào mà chạy thi với thỏ. Nhím nói:
– Này bà nó ơi, bà đừng có gào lên thế, đó là chuyện của tôi, bà đừng lo, bà mặc quần áo nhanh lên rồi đi cùng với tôi. Cô Nhím không biết làm sao, đành đi theo chồng. Dọc đường Nhím bảo vợ:
– Lưu ý nghe tôi nói nhé! Có nhìn thấy cánh đồng lớn kia không, chúng tôi sẽ chạy trên cánh đồng ấy. Thỏ sẽ chạy trong một luống, tôi trong một luống khác, mà chúng tôi sẽ bắt đầu chạy từ trên xuống. Nhà chỉ việc đứng đây, chỗ cuối luống này. Khi Thỏ chạy từ phía kia tới thì nhà chỉ việc kêu lên gọi: „Tôi ở đây rồi!.“
Đến cánh đồng, Nhím chỉ chỗ cho vợ đứng rồi đi ngược lên. Tới đầu đằng kia đã thấy thỏ đợi ở đấy rồi.

Thỏ bảo:
– Chạy được chưa nào? Nhím đáp:
– Được, nào chạy! Hai con mỗi con đứng vào một luống. Thỏ đếm: „Một, hai, ba!“ rồi chạy như gió bão dọc theo cánh đồng. Nhím chỉ chạy ba bước rồi rúc vào luống cày ngồi im. Khi Thỏ chạy như bay xuống tới đầu cánh đồng thì vợ Nhím kêu lên:
– Tôi ở đây rồi! Thỏ giật mình, ngạc nhiên lắm. Nó đinh ninh là chính Nhím gọi nó. Vì vợ Nhím giống chồng y hệt, điều đó ai cũng biết. Thỏ nghĩ bụng: „Có cái gì không ổn đây!.“
Thỏ nói:
– Chạy lần nữa. Lần này chạy ngược lên! Rồi nó chạy như gió bão, tai đập phần phật vào đầu. Nghe lời chồng, vợ Nhóm vẫn đứng nguyên chỗ cũ. Thỏ chạy lên đến nơi, Nhím lại gọi:
– Tôi ở đây rồi! Thỏ tức điên, kêu:
– Chạy lần nữa, nào chạy xuống! Nhím đáp:
– Chẳng sao cả. Theo tôi, anh thích chạy bao nhiêu lần cũng được. Thỏ chạy như vậy đến bảy mươi ba lần, mà Nhím vẫn đủ sức chạy. Mỗi lần Thỏ chạy tới đầu trên hay đầu dưới thì Nhím chồng hay Nhím vợ lại nói: „Tôi ở đây rồi!.“
Đến lần thứ bảy mươi tư thì Thỏ đành bỏ cuộc, ngã lăn ra đất, nằm ngay đơ giữa đồng.

Nhím thắng cuộc liền gọi vợ ra uống sữa rồi cùng nhau vui vẻ về nhà. Nếu hai vợ chồng Nhím chưa chết thì ắt hẳn là còn sống, các cháu ạ! Như vậy là ở cánh đồng Buxtehud, Nhím đã thắng Thỏ trong cuộc chạy thi và từ đó không có con thỏ nào nghĩ đến chuyện chạy thi với loài nhím Buxtehud nữa.

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
Truyện cổ tích „Thỏ và nhím“ của anh em nhà Grimm kể về một cuộc chạy đua giữa chú Thỏ kiêu ngạo và chú Nhím thông minh. Truyện bắt đầu vào một buổi sáng mùa thu, khi chú Nhím ra đồng thăm cánh đồng củ cải của mình và gặp chú Thỏ. Thỏ, tự cho mình là nhanh nhẹn và vượt trội hơn, đã chế nhạo Nhím vì đôi chân khoèo của chú.
Bị xúc phạm, Nhím thách thức Thỏ vào một cuộc đua với phần thưởng là một bình sữa. Nhím về nhà và lập kế hoạch với vợ mình để đánh lừa Thỏ. Bằng cách nhờ vợ đứng ở đầu kia của cánh đồng và mỗi lần Thỏ đến nơi thì vợ Nhím sẽ hô „Tôi ở đây rồi!“, Nhím tạo ra ảo giác rằng chú có thể di chuyển nhanh gần ngang bằng với Thỏ.
Sau nhiều lần đua, Thỏ vẫn không hiểu vì sao Nhím có thể xuất hiện trước mình và dần dần kiệt sức. Cuối cùng, sau khi chạy bảy mươi tư lần, Thỏ phải chấp nhận thất bại, còn vợ chồng Nhím thì hưởng trọn phần thưởng của mình.
Truyện này đem đến bài học về sự kiêu ngạo và thông minh, cho thấy rằng đôi khi sự lanh trí có thể vượt qua sức mạnh hay khả năng thể chất. Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong gia đình.
Câu chuyện „Thỏ và Nhím“ của Anh em nhà Grimm là một minh chứng thú vị cho việc trí khôn và sự khéo léo có thể vượt qua tốc độ và sức mạnh. Câu chuyện này không chỉ truyền tải một bài học về lòng khiêm tốn và sự tự tin, mà còn là một ví dụ cho thấy sự đoàn kết và hỗ trợ trong gia đình có thể tạo ra sức mạnh. Nhím, tuy có vẻ ngoài yếu thế với đôi chân khoèo, đã sử dụng tài trí của mình kết hợp với sự giúp đỡ của vợ để đánh bại Thỏ, kẻ tự mãn với đôi chân dài.
Câu chuyện mang đậm màu sắc dân gian, với hình ảnh mùa thu, cánh đồng lúa và những chi tiết đời thường như việc thưởng thức bình sữa, đem lại một cảm giác gần gũi và thú vị. Câu chuyện này, qua lời kể của người ông, trở thành một ký ức văn hóa truyền miệng, vừa giải trí, vừa giáo dục và nhấn mạnh ý nghĩa của tình cảm gia đình cũng như những mưu trí trong cuộc sống.
Truyện cổ tích „Thỏ và Nhím“ của anh em nhà Grimm là một câu chuyện thú vị với thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự thông minh có thể vượt qua những hạn chế về thể chất.
Phong cách kể chuyện dân gian: Truyện được kể theo phong cách dân gian với giọng điệu thân mật và gần gũi, thường được người kể truyện truyền thống sử dụng để lôi cuốn người nghe. Ví dụ, cách kể bằng câu „Chuyện này nghe như có vẻ chuyện bịa các bạn ạ, nhưng đó là chuyện có thật đấy“ tạo ra một mối liên hệ gần gũi với người nghe, làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và thú vị.
Cấu trúc đối thoại: Đoạn đối thoại giữa các nhân vật, đặc biệt là giữa Thỏ và Nhím, được xây dựng vô cùng sinh động với ngôn ngữ hóm hỉnh. Cách Thỏ tỏ vẻ kiêu ngạo và cách Nhím đáp trả thể hiện tính cách của từng nhân vật.
Nhân vật và đặc điểm ngôn ngữ
Nhân vật Thỏ: Ngôn ngữ của Thỏ thể hiện sự kiêu ngạo và khinh thường.
Ví dụ, khi Thỏ nói: „Chú mày mà cũng đi dạo chơi à?“, điều này cho thấy Thỏ coi thường Nhím và tự đề cao khả năng của mình.
Nhân vật Nhím: Nhím được xây dựng với ngôn ngữ thông minh, thâm sâu. Mặc dù bị Thỏ khiêu khích, Nhím không mất bình tĩnh mà dùng trí khôn để giành phần thắng. Những câu nói của Nhím thể hiện sự tự tin và khôn ngoan.
Biện pháp tu từ và hình ảnh
Biện pháp tương phản: Câu chuyện sử dụng biện pháp tương phản giữa ngoại hình của Thỏ (nhanh nhẹn, kiêu ngạo) và Nhím (chậm chạp, nhỏ bé) để nhấn mạnh thông điệp rằng trí tuệ có thể chiến thắng sức mạnh thể chất.
Hình ảnh sinh động: Câu văn mô tả cảnh vật đồng quê một cách sinh động, từ „ngọn gió ban mai ấm áp thổi lướt qua thân lúa“ đến „chim sơn ca hót vang trong không trung“, tạo ra một bối cảnh thanh bình và đầy màu sắc cho câu chuyện.
Thông điệp và giá trị văn hóa: Câu chuyện mang thông điệp rõ ràng về sự thông minh và khéo léo trong cuộc sống. Nhím dù có ngoại hình và thể chất thua kém nhưng bằng trí thông minh và mưu mẹo, đã đánh bại Thỏ kiêu ngạo. Truyện cũng phản ánh một giá trị văn hóa quen thuộc trong các truyện cổ tích, đó là sự chiến thắng của kẻ yếu thế nhờ vào trí tuệ và lòng kiên trì.
„Thỏ và Nhím“ không chỉ là câu chuyện vui nhộn mà còn là bài học giá trị về trí tuệ và lòng dũng cảm, thể hiện qua ngôn ngữ kể chuyện hóm hỉnh và sâu sắc.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 187 |
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mục | ATU Typ 275A |
Bản dịch | DE, EN, ES, FR, PT, HU, IT, JA, NL, PL, RO, RU, TR, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 11.4 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 100 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 1.6 |
Gunning Fog Chỉ mục | 4.6 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 3.4 |
SMOG Chỉ mục | 4.7 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 0 |
Số lượng ký tự | 4.995 |
Số lượng chữ cái | 3.611 |
Số lượng Câu | 99 |
Số lượng từ | 1.108 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 11,19 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 2 |
Phần trăm các từ dài | 0.2% |
Tổng số Âm tiết | 1.208 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,09 |
Các từ có ba Âm tiết | 6 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 0.5% |