Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Con nam ở ao
Grimm Märchen

Con nam ở ao - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 15 phút

Xưa có hai vợ chồng người xay bột sống rất sung sướng. Ở đời, hễ giàu lại càng giàu thêm. Nhưng chẳng ai ngờ trước được hoạn nạn. Của đến mau, giờ đây nó cũng theo năm tháng đi mau. Rút cục đến ngay cái nhà xay bác cũng không biết liệu có còn là của mình nữa hay không. Làm vất vả cả ngày, đến tối đặt mình xuống giường bác trằn trọc với những lo cùng nghĩ. Một buổi sớm kia bác dậy đi ra ngoài hóng mát cho thoải mái. Lúc tia nắng đầu tiên đang le lói thì cũng là lúc bác bước tới mô đất cao gần nhà xay, bác nghe thấy có tiếng nước ùng ục. Ngoảnh lại bác thấy một người đàn bà đẹp từ từ nổi lên: Người ấy đưa bàn tay mềm mại vén mớ tóc dài xõa xuống hai vai, tóc dài che phủ cả tấm thân ngà ngọc. Bác biết ngay là con nam ở ao, nhưng sợ quá, không biết nên chạy trốn hay đứng lại. Con nam cất giọng êm ái gọi chính tên bác và hỏi tại sao bác buồn như vậy. Sau một lúc đứng lặng người, khi nghe giọng nói cởi mở thân mật của con nam, giờ bác thợ xay mới định thần lại, kể rằng trước sống sung túc, dư dật. Nay thì nghèo quá, chưa biết xoay sở làm sao. Con nam bảo bác:

– Bác cứ yên tâm, tôi sẽ làm cho bác giàu có sung sướng hơn trước. Chỉ có một điều bác phải hứa cho tôi cái gì vừa mới được sinh ra ở trong nhà bác. Bác nghĩ bụng: „Chẳng có gì khác ngoài chó con hay mèo con,“ và nhận lời. Con nam lặn xuống, bác thợ xay vững dạ, vui vẻ quay về nhà. Bác vừa về tới cổng, con ở đã chạy ra báo cho bác tin mừng vợ mới đẻ con trai. Bác nghe tin như sét đánh ngang tai, bác nghĩ, con nam tai quái đã biết trước và đánh lừa bác. Mặt cúi gầm bác lại gần giường vợ. Thấy bác buồn vợ hỏi:

– Thằng con trai kháu khỉnh thế mà mình không vui à? Lúc đó bác kể cho vợ nghe chuyện gặp con nam và việc bác hứa với nó. Rồi bác tiếp:

– Mất con thì giàu có cũng chẳng để làm gì! Biết phải làm sao bây giờ? Bà con trong họ lại mừng bác đẻ con trai, họ cũng không mách được phương kế nào. Lúc này vợ chồng bác tự nhiên lại ăn nên làm ra, làm gì cũng có lời, hình như cứ qua một đêm thóc lại đầy kho, tiền ở trong tủ lại sinh sôi nảy nở. Chẳng mấy chốc bác giàu có hơn trước, nhưng lúc nào bác cũng canh cánh trong lòng vì chuyện hứa với con nam. Mỗi khi đi qua ao bác lại sợ nó nổi lên nhắc nợ. Bác không cho con chơi gần ao và còn dặn:

– Con không được thò tay xuống ao nhé, thò xuống sẽ bị một bàn tay nó giơ lên túm kéo xuống đáy. Đã nhiều năm trôi qua, con nam cũng chưa thấy hiện lên, bác thấy yên tâm. Đứa bé khi xưa đã là một chàng trai. Chàng theo học nghề săn bắn, giờ đã là một trong những tay săn cừ khôi của làng, làm việc cho chúa làng. Trong làng có một cô gái đẹp và phúc hậu, người mà anh rất ưng ý. Ông chủ biết được ý anh nên cho hai người một căn nhà nhỏ, họ cưới nhau, sống yên vui hạnh phúc như một cặp uyên ương. Một lần anh đi săn hoẵng, con hoẵng chạy quặt ngay ra cánh đồng, anh đuổi theo và bắn chết. Sai khi moi ruột xong, anh đi tìm chỗ có nước để rửa tay vấy máu. Vô tình anh đến ngay cái ao nguy hiểm kia. Anh vừa mới nhúng tay xuống nước, bỗng con nam hiện lên, tươi cười giơ đôi cánh tay ướt, ôm choàng lấy anh mà kéo xuống, sóng nước cuộn lên phủ luôn cả hai. Trời tối chồng vẫn chưa về, người vợ nao núng lo sợ, đâm bổ đi tìm. Nghĩ tới những lời người chồng thường nhắc phải lưu ý con nam ở ao, không nên đến gần ao. Chị vội chạy đến ao, thấy túi đi săn của chồng ở ngay bờ ao, giờ thì chị chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Chị vật mình than khóc, gào kêu tên chồng, nhưng vô ích. Chị sang bờ ao bên kia gọi chồng, rồi chửi con nam thậm tệ. Nhưng cảnh vật im ắng, không có một tiếng đáp lại, chỉ có vành trăng khuyết chiếu lờ mờ trên mặt nước ao phẳng lặng. Người vợ tội nghiệp kia không rời ao nửa bước, chị lồng lộn chạy quanh ao, lúc thì kêu gào thảm thiết, lúc thì lầm rầm rên rỉ, có lúc đứng lặng người ra. Cuối cùng chị kiệt sức, ngã sóng soài xuống đất và ngủ thiếp đi. Trong lúc ngủ chị chiêm bao thấy mình đang run rẩy leo núi, đá sắc và gai đâm nát bàn chân, mưa gió táp rát cả mặt, mớ tóc dài của chị bị gió thổi tung. Khi chị leo tới đỉnh núi thì phong cảnh lại khác hẳn: Bầu trời xanh biết, không khí dễ chịu, bề mặt ngọn núi gần như bằng phẳng. Trên cánh đồng cỏ xanh chen lẫn hoa đủ màu sắc có một túp lều xinh xinh. Chị đi ngay tới đó, mở cửa thì thấy một bà già tóc bạc phơ thân mật vẫy chị. Mơ đến đó bỗng chị tỉnh giấc. Trời đã hửng sáng, chị tính nhất định phải làm theo mộng báo. Chị ráng sức leo núi và mọi chuyện quả nhiên y như những điều thấy trong giấc mơ tối hôm trước. Bà lão tiếp chị rất thân mật, trỏ ghế mời chị ngồi và nói:

– Chắc con có điều gì bất hạnh, nên mới tìm đến chiếc lều của ta ở nơi hẻo lánh này. Chị vừa khóc vừa kể cho bà nghe những việc xảy ra với chị. Bà lão an ủi:

– Con đừng khóc nữa, cứ yên tâm, ta sẽ giúp con. Đây ta cho con chiếc lược vàng. Con hãy kiên nhẫn, khi nào trăng rằm con ra bờ ao ngồi, lấy lược này chải làn tóc dài đẹp của con. Chải xong, con để lược ở bờ ao, lúc đó con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra. Chị trở về nhà. Thời gian đối với chị bây giờ sao mà dài thế. Đúng trăng rằm sáng chiếu mọi nơi chị ra ngồi bên bờ ao, ngồi chải làn tóc dài đen nhánh của mình bằng chiếc lược vàng. Chải xong, chị để lược ở ngay bờ ao. Ngay sau đó sóng nước cuộn từ dưới đáy ao cuộn lên, dâng tràn bờ ao và cuốn luôn chiếc lược theo dòng nước. Lược vừa mới lắng chạm đáy ao, mặt nước bỗng rẽ làm đôi, rồi đầu chồng chị nổi lên. Anh không nói lấy một lời, chỉ nhìn vợ với vẻ mặt buồn rười rượi. Rồi đợt sóng thứ hai nổi lên, cuộn nhấn chìm luôn đầu anh xuống. Tất cả chỉ xảy ra trong khoảnh khắc. Giờ đây mặt ao lại phẳng lặng như trước. Người ta chỉ còn thấy ánh trăng rằm trên mặt nước phản chiếu như gương. Chán nản chị ta đi về. Đêm ngủ chị chiêm bao thấy túp lều bà lão. Sáng hôm sau chị lại đến than thở với bà về chuyện mình. Bà cho chị một cái sáo bằng vàng và dặn:

– Con hãy kiên nhẫn chờ đến trăng rằm, lúc đó mang sáo này ra ngồi thổi ở bên bờ ao, thổi một bài tình ca thật hay, thổi xong đặt sáo trên cát, con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra. Chị làm đúng như lời bà mụ dặn. Chiếc sáo vừa chạm cát thì sóng từ đáy ao ào ào nổi lên, sóng tràn cuốn sáo đi theo, ngay lúc đó chồng chị rẽ nước nổi lên, anh giơ tay muốn với lấy chị nhưng ngọn sóng thứ hai dâng lên ngập đầu anh và cuốn giật anh xuống. Người đàn bà bất hạnh than:

– Trời, cái đó có ích gì: nhìn thấy chồng mình để rồi anh ấy lại đi. Lại một lần nữa cơn buồn tê tái tràn ngập lòng chị, nhưng trong mơ chị lại thấy mình được dẫn tới nhà bà mụ. Hôm sau chị lại tới nhà bà. Bà mụ cho chị một cái guồng sợi bằng vàng, an ủi chị và nói:

– Mọi chuyện chưa kết thúc đâu con ạ, hãy kiên nhẫn, chờ đến trăng rằm, khi ấy mang guồng sợi vàng này ra bờ ao, ngồi guồng cho đầy một cuộn. Xong việc, con để guồng ở ngay bên bờ ao, và lúc ấy con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra. Chị làm theo đúng như vậy. Đợi trăng rằm sáng chị mang guồng ra bờ ao, ngồi guồng sợi một cách cần mẫn, guồng cho sợi đầy cuộn. Sợi vừa đầy cuộn thì bỗng có tiếng sóng nước, một ngọn sóng nước cuồn cuộn dâng lên cuốn theo guồng đi. Rồi người chồng chị theo sóng hiện lên trên mặt nước. Anh nhảy vội lên bờ, kéo tay vợ chạy trốn, nhưng hai vợ chồng mới chạy được vài bước thì nước ao dâng lên ầm ầm, ngập luôn cả cánh đồng. Nước chảy xiết, hai vợ chồng tưởng như chết đến nơi, người vợ vội cầu khẩn bà lão. Chỉ trong khoảnh khắc vợ biến thành một con rùa, chồng mình thành ếch. Nước cuốn luôn cả rùa lẫn ếch, cuốn giạt mỗi con một nơi. Khi nước đã rút hết, hai con vật kia nằm ở trên cạn và hiện lại nguyên hình thành người. Giờ thì mỗi người một nơi, chia cách họ là núi cao, thung lũng sâu họ phải sống chung với những người dân bản xứ, không ai biết họ từ đâu đến. Để sinh sống họ đi chăn cừu, họ cứ sống như vậy hết năm này sang năm khác, chăn cừu qua hết rừng này sang cánh đồng khác, lòng lúc nào cũng buồn rầu, thương nhớ. Mùa xuân lại tới, cây cỏ mọc tươi tốt, họ lại xua đàn cừu ra đồng cỏ. Tình cờ họ đi ngược chiều nhau. Anh thấy ở bãi cỏ phía núi xa xa có mọt bầy cừu đang ăn, liền xua đàn cừu của mình tới đó. Mặc dù giờ họ chăn cừu ở cùng một thung lũng nhưng họ vẫn không nhận được nhau, họ chỉ cảm thấy mình không cô đơn như trước. Hàng ngày họ xua đàn cừu ra đồng ăn gần nhau, thỉnh thoảng giữa họ cũng có lời qua tiếng lại, thấy đời cũng vui hơn. Buổi tối kia, khi trăng tròn đã mọc, đàn cừu đã ngủ, anh chăn cừu rút sáo ra thổi một bài tình ca thống thiết, chàng thổi xong, nhìn thấy người bạn gái chăn cừu khóc nức nở, bèn hỏi:

– Tại sao em khóc? Người kia đáp:

– Trời, cũng trăng tròn sáng như hôm nay, khi em thổi sáo bài hát này thì thấy chồng em nhô lên khỏi mặt nước. Anh ngắm nhìn người con gái, hình như tấm màn che ngăn cách đã tan đi, anh lại nhận ra người vợ yêu quí của mình. Nhờ ánh trăng chiếu vào mặt người đàn ông mà chị nhận được ra chồng mình. Hai người ôm hôn nhau. Chuyện họ sống hạnh phúc biết chừng nào khỏi cần phải hỏi.

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

„Con nam ở ao“ là một câu chuyện cổ tích từ bộ sưu tập của Anh em nhà Grimm, kể về những thử thách và lòng kiên nhẫn của con người trong cuộc sống. Câu chuyện bắt đầu với một cặp vợ chồng người xay bột sống sung túc nhưng sau đó rơi vào cảnh nghèo khó. Một ngày nọ, người thợ xay gặp một con nam tại ao gần nhà, hứa trao cho nó bất cứ thứ gì mới sinh trong nhà để đổi lấy sự giàu có. Không ngờ, điều mà ông đồng ý cho đi lại chính là đứa con trai mới chào đời.

Thời gian trôi qua, đứa con trai lớn lên và lấy vợ. Tuy nhiên, định mệnh khiến anh phải đối mặt với con nam và bị kéo xuống đáy ao. Người vợ quyết tâm cứu chồng mình, và qua những giấc mơ chỉ dẫn, chị tìm đến bà lão giúp đỡ.
Bà lão trao cho chị các bảo vật: chiếc lược vàng, chiếc sáo vàng và guồng sợi vàng. Nhờ sự kiên nhẫn và quyết tâm, cuối cùng chị cũng thành công trong việc tái hợp với chồng, mặc dù họ phải trải qua thêm nhiều thử thách và biến cố từ con nam ở ao.

Câu chuyện mang nhiều ý nghĩa về lòng trung thành, tình yêu và sự kiên nhẫn, đồng thời cho thấy rằng việc giữ vững lòng tin và nỗ lực hết mình cuối cùng sẽ được đền đáp. Những phép màu và hình tượng trong truyện cũng mang sắc thái huyền bí, thể hiện sức cuốn hút của văn hóa dân gian.

Câu chuyện „Con nam ở ao“ của anh em nhà Grimm là một trong những câu chuyện cổ tích gợi lên nhiều cảm xúc và suy nghĩ về cuộc sống và những điều kỳ diệu. Dưới đây là một số cách diễn giải khác nhau về câu chuyện này:

Bài học về lòng tham và cạm bẫy: Câu chuyện khởi đầu với việc người thợ xay bột bị cuốn vào ham muốn giàu sang, đến mức vô tình hứa điều trọng đại là đứa con trai mới sinh của mình với một sinh vật siêu nhiên. Nó nhắc nhở chúng ta về những cám dỗ của lòng tham và những hệ lụy khôn lường mà nó có thể mang lại.

Sự hy sinh và tình yêu thương: Người vợ trong câu chuyện là hình ảnh của sự quyết tâm và tình yêu thương vô điều kiện. Cô không ngừng tìm cách cứu chồng khỏi sự kìm hãm của con nam, thể hiện sức mạnh của tình yêu và ý chí.

Tính kiên nhẫn và niềm tin: Qua ba lần thử thách khó khăn với chiếc lược vàng, cây sáo vàng, và chiếc guồng sợi vàng, câu chuyện nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên nhẫn và niềm tin vào những điều tốt đẹp. Cuối cùng, những nỗ lực của người vợ cũng được đền đáp.

Sự tái sinh và đổi thay: Hình ảnh biến thành rùa và ếch khi bị dòng nước cuốn đi, sau đó trở lại thành người, biểu tượng cho sự tái sinh và thay đổi, tựa như mỗi thử thách giúp con người trưởng thành và cuối cùng tìm ra con đường trở về với điều thực sự quan trọng.

Phép màu của sự đoàn tụ: Sau những thử thách và mất mát, hai vợ chồng cuối cùng cũng đoàn tụ, nhờ sự kết hợp của những yếu tố thần kỳ và chủ động tìm kiếm nhau. Điều này thể hiện hy vọng và niềm tin vào việc những người yêu thương nhau sẽ luôn tìm thấy nhau, bất chấp mọi khó khăn.

Những ý nghĩa và bài học từ câu chuyện „Con nam ở ao“ khiến nó trở thành một câu chuyện cổ tích đầy sức cuốn hút và giàu giá trị nhân văn.

Truyện „Con nam ở ao“ được anh em nhà Grimm sáng tác là một câu chuyện cổ tích mang đậm tính viễn tưởng và huyền bí, với các yếu tố ma thuật và lực lượng siêu nhiên thường thấy trong các tác phẩm của họ.
Cấu trúc câu: Truyện được kể theo một cấu trúc truyền thống của văn học dân gian, có một mở đầu giới thiệu tình huống, sự phát triển xung đột, và cuối cùng là giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ sử dụng trong truyện phong phú về từ vựng và mang tính miêu tả, giúp tạo ra hình ảnh rõ ràng và cụ thể.
Phong cách ngôn ngữ: Tác phẩm sử dụng ngôn ngữ cổ tích truyền thống, giàu hình ảnh và cảm xúc. Các câu chuyện của anh em nhà Grimm thường có lối dẫn chuyện mộc mạc, chân thật, và thường có một bài học đạo đức sâu sắc ẩn chứa phía sau.
Ngôn ngữ đối thoại: Các đoạn đối thoại trong truyện giữa người thợ xay và con nam, giữa người vợ và bà lão… tạo ra sự linh hoạt trong cấu trúc truyện, giúp mở rộng câu chuyện và phát triển tâm lý nhân vật một cách tự nhiên.

Biểu tượng và Hình ảnh

Con Nam: Là biểu tượng của các lực lượng siêu nhiên và thử thách. Con nam yêu cầu một hi sinh từ gia đình thợ xay, từ đó tạo ra xung đột chính của câu chuyện. Nhân vật này cũng thể hiện sự nhạy bén và sự biến hóa của yếu tố nước trong các câu chuyện cổ tích.
Ao và Nước: Nước là một yếu tố quan trọng trong câu chuyện, tượng trưng cho sự vô thường và sức mạnh không thể kiểm soát của thiên nhiên. Ao là nơi trú ngụ của con nam, cũng là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng trong truyện.
Các vật phẩm vàng (lược, sáo, guồng sợi): Những vật phẩm vàng trong truyện không chỉ là phương tiện giúp nhân vật đạt mục đích mà còn là biểu tượng của hy vọng và sự cứu rỗi.

Chủ đề và Thẩm mỹ

Chủ đề định mệnh và hi sinh: Câu chuyện khai thác chủ đề định mệnh và hi sinh thông qua giao ước giữa người thợ xay với con nam. Số phận của đứa con trai từ khi sinh ra đã gắn liền với định mệnh và sự hi sinh của cha mẹ vì sự giàu có.
Tình yêu và lòng kiên nhẫn: Mối tình của hai nhân vật chính đại diện cho sức mạnh của tình yêu đích thực và lòng kiên nhẫn, khi hai người chấp nhận trải qua nhiều thử thách để cuối cùng tìm thấy nhau.
Sự tương phản giữa hạnh phúc và thử thách: Câu chuyện thể hiện sự tương phản giữa niềm vui hạnh phúc và những thử thách, điều này cũng là một nét đặc trưng trong các tác phẩm của Grimm, mô tả cuộc sống với cả hai mặt sáng và tối.

Nhìn chung, câu chuyện „Con nam ở ao“ của anh em nhà Grimm không chỉ lôi cuốn bởi cốt truyện hấp dẫn mà còn bởi bức tranh ngôn ngữ giàu hình ảnh, các yếu tố tượng trưng sâu sắc và giá trị đạo đức ý nghĩa.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 181
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 316
Bản dịchDE, EN, DA, ES, FR, PT, HU, IT, JA, NL, PL, RU, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson17.4
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục96.1
Flesch–Kincaid Grade-Level4.2
Gunning Fog Chỉ mục7.1
Coleman – Liau Chỉ mục3.5
SMOG Chỉ mục4.8
Chỉ số khả năng đọc tự động2.7
Số lượng ký tự8.762
Số lượng chữ cái6.497
Số lượng Câu114
Số lượng từ1.983
Số từ trung bình cho mỗi câu17,39
Các từ có hơn 6 chữ cái0
Phần trăm các từ dài0%
Tổng số Âm tiết2.182
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,10
Các từ có ba Âm tiết8
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết0.4%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch