Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Ba người lùn trong rừng
Ba người lùn trong rừng Märchen

Ba người lùn trong rừng - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 15 phút

Ngày xưa có một người đàn ông góa vợ và một người đàn bà góa chồng, người đàn bà có một con gái, và người đàn ông cũng có một con gái. Hai đứa bé chơi thân với nhau, thường rủ nhau chơi và sau đó về nhà người đàn bà góa. Có lần người đàn bà góa bảo đứa con gái của người đàn ông:

– Cháu nghe bác nói nhé, cháu về bảo bố là bác muốn sống cùng với bố cháu. Được vậy bác sẽ cưng cháu hơn là con của bác, cháu muốn gì cũng có. Đứa bé về nhà kể lại cho bố nghe đầu đuôi câu chuyện. Người đàn ông lẩm nhẩm một mình:

– Không biết nên thế nào nhỉ? Lấy vợ cũng sướng đấy mà cũng khổ đấy. Bác phân vân không biết nên quyết định như thế nào. Cuối cùng, bác tháo chiếc giày ủng đang đi ra, và bảo con:

– Con cầm chiếc giày ủng này, nó có một lỗ thủng ở đế. Con lên trên gác xép, treo giày lên chỗ cái đinh to ấy, rồi đổ nước vào giày, nếu giày giữ được nước thì bố lại cưới vợ, nếu nước chảy dò ra thì thôi. Cô gái làm theo lời bố dặn. Nước thấm làn da nở ra, lấp kín lỗ thủng, đổ đầy nước vào giày mà không dò nước ra. Cô gái chạy xuống nói cho bố biết. Bố đích thân đi lên xem thấy đúng như lời con nói. Bác liền đến nhà người đàn bà góa và nói ý định của mình. Và lễ cưới được tổ chức. Sáng hôm sau, khi hai cô dậy thì trước mặt cô con riêng người đàn ông là sữa để rửa mặt và rượu vang để uống, trước mặt cô con riêng người đàn bà để rửa mặt cũng như để uống chỉ là nước lã. Sang ngày thứ hai, trước mặt cô con riêng người đàn ông cũng như cô con riêng người đàn bà chỉ là nước lã vừa để rửa mặt, vừa để uống. Sang ngày thứ ba, trước mặt cô con riêng người đàn ông chỉ là nước lã, để rửa mặt cũng như là để uống, còn trước mặt cô con gái người đàn bà có sữa để rửa mặt, rượu vang để uống. Và sự việc cứ như thế tiếp diễn trong những ngày sau đó. Giờ đây dì ghẻ ghét cô con riêng của chồng ra mặt, mụ ghét cay ghét đắng cô ta, luôn vò đầu vắt trán tìm cách hành hạ cô ta. Mụ lại càng tức lồng lên khi thấy con mình thì xấu xí đến ghê tởm, con riêng chồng đã đẹp lại có duyên. Vào một ngày mùa đông, tiết trời băng giá, tuyết phủ đầy khắp núi và thung lũng, mụ dì ghẻ làm một chiếc áo bằng giấy, gọi con chồng lại và bảo:

– Đây, mặc chiếc áo này vào, rồi vào rừng hái cho tao đầy một lẵng dâu tây, tao đang thèm dâu tây. Cô gái than:

– Trời ơi, thật có khổ tôi không, làm gì có dâu tây mọc trong mùa đông. Khắp nơi tuyết phủ trắng xóa, đất cứng giá lạnh. Ngoài trời lạnh buốt đến nỗi hơi thở muốn đóng băng luôn, đã thế gió thổi lạnh như cắt da, buốt thấu vào từng khớp xương. Trời lạnh thế mà mặc áo giấy thì chịu sao nổi. Dì ghẻ quát:

– Mày muốn cãi tao hả? Muốn sống thì đi ngay, có lấy được đầy lẵng dâu thì hãy vác mặt về nhà. Mụ đưa cho cô một mẩu bánh mì đã khô cứng và nói:

– Bánh để ăn cả ngày đấy. Mụ nghĩ bụng: „Nó thế nào cũng chết vì đói, vì rét cho mà coi, thôi thế thì rảnh mắt.“

Ba người lùn trong rừng Truyện cổ tích

Cô gái đành vâng lời, mặc áo giấy vào và cầm lẵng đi vào rừng. Ở ngoài tuyết phủ mênh mông, không đâu có lấy một ngọn cỏ xanh. Tối giữa rừng cô thấy có một căn nhà nhỏ, có ba người lùn đứng nhìn ra. Cô chào họ và khẽ gõ cửa. Họ nói:

– Xin mời vào. Cô bước vào trong nhà, ngồi trên chiếc ghế dài bên lò sưởi. Cô thoa tay sưởi cho ấm và định ăn sáng thì ba người lùn nói:

– Cô chia cho bọn tôi chút đi. Cô nói:

– Vâng, xin mời. Cô bẻ miếng bánh mì làm hai và đưa cho họ một nửa. Họ hỏi cô:

– Ăn mặc mong manh thế mà lại đi rừng giữa mùa đông gió lạnh để làm gì hở cô? Cô đáp:

– Trời ơi, tôi phải đi hái cho được đầy một lẵng dâu tây, có lấy được thì mới dám về nhà. Đợi cô ăn xong bánh, họ đưa cho cô một cái chổi và nói:

– Cô cầm chiếc chổi này ra quét cho sạch tuyết ở phía sau nhà. Khi cô đang quét tuyết ở sau nhà, ba người lùn nói chuyện với nhau:

– Cô ấy hiền lành và tốt bụng quá, chia bánh cho chúng ta ăn, giờ ta nên cho cô ấy cái gì nhỉ?

Ba người lùn trong rừng Truyện cổ tích

Người thứ nhất nói:

– Ta ban cho cô ấy sắc đẹp mỗi ngày một hơn trước. Người thứ hai nói:

– Ta ban cho cô ấy điều này: cứ nói xong một tiếng lại có một đồng tiền vàng ở miệng rơi ra. Người thứ ba nói:

– Ta ban cho cô ấy điều này: Có một ông vua sẽ đến chọn cô làm hoàng hậu. Các bạn có biết cô ấy tìm thấy gì không? Dưới lớp tuyết cô quét đi toàn là dâu chín, dâu chín màu đỏ nâu trông thật ngon lành. Cô lượm đầy lẵng, lòng hết sức vui mừng và chạy vào nhà bắt tay từng người lùn và cảm ơn họ. Cô chạy về nhà, đưa cho dì ghẻ thứ mà bà hạch sách.

Ba người lùn trong rừng Truyện cổ tích

Cô bước vào và nói: „Con chào mẹ“ thì có một đồng tiền vàng rơi từ trong mồm ra. Rồi cô liền kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy ở trong rừng. Cô cứ nói mỗi tiếng lại có một đồng tiền vàng rơi từ trong mồm ra, chẳng mấy chốc mà phòng đầy tiền vàng. Cô con dì ghẻ kêu:

– Người đâu mà làm cao vậy, vứt tiền văng ra khắp nền nhà. Trong thâm tâm cô rất ganh ghét, cũng muốn vào rừng tìm dâu. Mẹ bảo:

– Không được đâu, con gái cưng của mẹ. Trời rét lắm, tới mức có thể chết cóng đấy. Cô không để cho mẹ được yên, mẹ cũng đành cho đi, bà may cho cô một chiếc áo lông thật đẹp, đưa cho cô bánh mì bơ và bánh ngọt đem theo. Cô cứ thẳng hướng ngôi nhà trong rừng mà đi.

Ba người lùn trong rừng Truyện cổ tích

Tới nơi, cô thấy ba người lùn cũng đang đứng trông ra. Cô không thèm chào hỏi họ mà cũng chẳng ngó quanh, vội vã lật đật đẩy cửa bước vào, cô ngồi luôn xuống bên lò sưởi, thản nhiên lấy bánh mì bơ và bánh ngọt ra ăn. Những người lùn nói:

– Cô chia cho chúng tôi tới. Nhưng cô đáp:

– Mình tôi ăn mà vẫn còn thiếu, lấy đâu ra mà chia cho người khác. Đợi cô ăn xong ba người lùn bảo:

– Chổi đây, nhờ cô quét tuyết ở sau nhà giùm chúng tôi. Cô đáp:

– Úi cha, các người quét lấy chứ, tôi có là đầy tớ các người đâu. Cô cảm thấy họ không muốn cho cô gì cả, cô liền đi ra cửa. Lúc đó ba người lùn thì thầm với nhau:

– Chúng ta nên tặng cô ta cái gì nhỉ? Cô này nghe chừng không nết na, độc ác và ganh ghét tính ấy ai mà chịu được. Người thứ nhất nói:

– Tôi cho nó điều này: mỗi ngày một xấu thêm. Người thứ hai nói:

– Tôi cho nó điều này: cứ nói một tiếng là một con cóc nhảy từ trong mồm nhảy ra. Người thứ ba nói:

– Tôi cho nó điều này: nó chết trong bất hạnh. Cô gái tìm dâu ở sau nhà nhưng chẳng tìm được một quả nào. Về nhà cô kể lại cho mẹ nghe chuyện kiếm dâu ở trong rừng của cô, cứ mỗi tiếng cô nói ra là lại có một con cóc nhảy từ trong mồm nhảy ra, khiến cho mọi người kinh tởm. Trong lúc đó, đứa con riêng của chồng cứ mỗi ngày một xinh gái hơn, chuyện này làm dì ghẻ càng tức giận, lúc nào cũng tìm mọi cách để hành hạ cô. Mụ lấy nồi bắc lên bếp lửa để luộc sợi. Luộc xong, mụ quàng sợi lên vai cô gái đáng thương, đưa cho cô một cái rìu, bắt cô phải ra sông đã đóng băng đào một cái lỗ để chuốt sợi. Cô lẳng lặng mang sợi ra sông, lấy rìu bổ đá. Cô đang mải làm thì có một chiếc xe đẹp lộng lẫy chạy tới, vua ngồi ở trong xe hỏi với ra:

– Cô gái ơi, cô con nhà ai và làm gì đấy?

– Tâu bệ hạ, tôi chỉ là một cô gái nghèo đang chuốt sợi. Nhìn thấy cô gái có sắc đẹp, nhà vua chạnh lòng thương và hỏi:

– Thế cô có muốn đi cùng ta không? Cô đáp:

– Tâu bệ hạ, tôi cũng thích. Lòng cô mừng phen này có dịp đi cho rảnh mắt mẹ con mụ dì ghẻ. Cô lên xe đi với nhà vua. Đến hoàng cung, lễ cưới được tổ chức linh đình, đúng như lời ban của những người lùn. Năm sau hoàng hậu trẻ tuổi sanh con trai. Mẹ ghẻ được tin mừng lớn ấy, cùng con đến hoàng cung, giả vờ đến thăm hỏi. Đợi khi nhà vua đi, mụ dì ghẻ độc ác túm tóc hoàng hậu, con gái nhấc chân, chúng ném bà qua cửa sổ xuống dòng nước đang chảy. Liền sau đó đứa con gái xấu xí của mụ trèo lên giường, mụ già chùm khăn kín đầu nó. Khi nhà vua quay trở lại, muốn nói gì đó thì mụ già kêu lên:

– Xin bệ hạ nhẹ chân, hoàng hậu đang mệt, người mồ hôi ra như tắm, bệ hạ cho hoàng hậu yên nghỉ ngày hôm nay. Vua không hề nghĩ tới chuyện ác ý. Sáng hôm sau vua lại tới. Vua hỏi thăm sức khỏe hoàng hậu, cứ sau mỗi tiếng hoàng hậu nói ra khi trả lời có một con cóc nhảy ra từ mồm chứ không phải tiền vàng. Vua hỏi tại sao như vậy, mụ già bảo đó là tại mồ hôi ra nhiều quá, chắc cơn bệnh sẽ qua. Giữa đêm người đầu bếp thấy một con thiên nga bơi theo rãnh nước và hỏi:

„Nhà vua đang làm gì? Đang thức hay là ngủ?“

Người đầu bếp không trả lời, thiên nga lại hỏi:

– Khách của ta đang làm gì?“

Lúc ấy người đầu bếp mới trả lời:

„Họ ngủ say cả“
Thiên nga lại hỏi tiếp:

„Con nhỏ ta thức hay ngủ?“

Người kia đáp:

„Đang ngủ say trong nôi.“

Thiên nga liền hiện nguyên hình thành hoàng hậu, lại cho con bú, trải lại nệm, đắp chăn lên người đứa bé, rồi lại biến thành thiên nga, bơi theo rãnh nước ra ngoài. Hai đêm đầu xảy ra như vậy. Đêm thứ ba bà bảo người đầu bếp:

– Ngươi đi tâu ngay vua để vua tới đây vung gươm ba lần trên đầu ta ở ngưỡng cửa này. Người đầu bếp đi báo nhà vua. Vua mang gươm tới, vung ba lần trên đầu thiên nga. Sau lần thứ ba, hiện ra trước mặt vua chính là hoàng hậu khi xưa với dáng tươi cười khỏe mạnh. Vua hết sức vui mừng, nhưng lại giấu hoàng hậu trong một phòng riêng cho tới ngày Chủ nhật, ngày mà đứa bé sẽ được làm phép rửa tội. Lễ rửa tội, vua hỏi:

– Một kẻ khiêng người khác ra khỏi giường ném xuống nước thì đáng tội gì? Mụ già đáp:

– Tốt nhất là bỏ kẻ ấy vào trong một cái thùng mà quanh thùng toàn chông nhọn, rồi đẩu cho thùng lăn từ ngọn núi xuống suối. Lúc đó vua liền phán:

– Ngươi đã tự kết án mình đó. Vua truyền cho lấy thùng lại, bỏ mẹ con mụ dì ghẻ độc ác vào trong đó, lấy đinh đóng nắp thùng lại, rồi cho thùng lăn từ trên ngọn núi xuống suối.

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

„Ba người lùn trong rừng“ là một trong những truyện cổ tích của Anh em nhà Grimm. Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa cha mẹ kế và con riêng, cùng với những bài học về lòng nhân hậu, hậu quả của thói ích kỷ và sự công bằng.

Truyện kể về một cô bé mồ côi mẹ sống cùng cha và mẹ kế – người có một cô con gái riêng. Người mẹ kế luôn đối xử bất công, phân biệt giữa con riêng của chồng và con đẻ của mình. Cô bé con riêng bị người mẹ kế giao cho nhiệm vụ bất khả thi giữa mùa đông: đi hái dâu tây – việc mà mẹ kế hy vọng sẽ khiến cô bé bỏ mạng trong rừng.

Trong hành trình gian nan, cô bé gặp ba người lùn trong một ngôi nhà nhỏ và đối xử tử tế với họ.
Đáp lại, họ ban cho cô những điều quý giá: sắc đẹp ngày càng rạng rỡ, khi nói chuyện sẽ có đồng tiền vàng rơi ra, và cuối cùng, được vua cưới làm hoàng hậu. Ngược lại, vì lòng tham và ích kỷ, cô con gái riêng của mẹ kế chỉ nhận được xui rủi khi gặp ba người lùn.

Câu chuyện kết thúc với một sự trả giá đích đáng cho người mẹ kế độc ác và con gái bà, cũng như một cái kết có hậu cho cô bé hiền lành khi được đoàn tụ với vua và sống hạnh phúc.

Thông điệp của truyện nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tốt, nhân ái và sự thật rằng những hành động xấu thường dẫn đến hậu quả tiêu cực.

Câu chuyện „Ba người lùn trong rừng“ của Anh em nhà Grimm là một câu chuyện cổ tích chứa đầy yếu tố huyền bí và những bài học về đạo đức. Dưới đây là một số cách diễn giải khác nhau về câu chuyện này:

Giá trị của lòng nhân hậu và sự khiêm tốn: Câu chuyện khắc họa rõ nét sự khác biệt giữa hai cô gái: một người nhân hậu, khiêm tốn và một người ích kỷ, kiêu ngạo. Nhân vật chính, dù bị đối xử bất công, vẫn luôn tỏ ra tử tế và chia sẻ những gì mình có, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn. Chính tính cách tốt đẹp này đã giúp cô nhận được những phần thưởng quý giá từ ba người lùn.

Hình phạt cho sự đố kỵ và ác độc: Dì ghẻ và con gái bị trừng phạt vì lòng đố kỵ và tính cách độc ác. Sự kết cục của họ là một lời nhắc nhở rằng những hành động xấu xa cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả không thể tránh khỏi.

Sức mạnh của số phận: Nhờ vào những điều ước của ba người lùn, cô gái trẻ đã thay đổi cuộc đời mình từ một cô gái bị ghẻ lạnh thành một hoàng hậu. Điều này nhấn mạnh niềm tin rằng số phận có thể thay đổi bất ngờ và những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai xứng đáng.

Sự trở về của công lý: Cuối cùng, công lý được thực thi khi hoàng hậu được phục hồi địa vị và danh dự, trong khi những kẻ làm điều ác phải trả giá. Điều này thể hiện niềm tin rằng sự thật và công lý sẽ luôn chiến thắng, một motif quen thuộc trong nhiều câu chuyện cổ tích.

Những phép màu của lòng tốt: Câu chuyện này cũng tôn vinh sức mạnh của lòng tốt và sự hào phóng, khi cô gái chia sẻ bánh mì của mình với ba người lùn và nhận lại những điều ước thần kỳ, điều này nhấn mạnh sự kỳ diệu mà lòng tốt có thể mang lại trong cuộc sống.

Mỗi góc nhìn trên đều mang đến những bài học quý báu, phù hợp với nhiều đối tượng độc giả từ trẻ em đến người lớn.

Phân tích ngôn ngữ học về truyện cổ tích „Ba người lùn trong rừng“ của Anh em nhà Grimm có thể tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau, từ cấu trúc câu, từ vựng, đến các biện pháp tu từ.

Cấu trúc câu và ngữ pháp

Truyện được kể theo cách truyền thống, với câu văn tương đối dài và phức tạp, nhiều thành phần. Ngữ pháp tiếng Việt trong câu chuyện cổ tích này vẫn giữ nguyên những đặc điểm như:

Câu trần thuật: Đa phần các câu trong truyện là câu trần thuật, dùng để kể lại các sự kiện xảy ra.
Ví dụ: „Hai đứa bé chơi thân với nhau, thường rủ nhau chơi và sau đó về nhà người đàn bà góa. “

Câu hỏi và câu cảm: Dùng để nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật hoặc tạo sự tương tác giữa các nhân vật.
Ví dụ: „Trời ơi, thật có khổ tôi không, làm gì có dâu tây mọc trong mùa đông. “

Từ vựng và phong cách ngôn ngữ

Truyện sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi, phù hợp với thể loại truyện cổ tích, nhằm hướng tới đối tượng độc giả là trẻ em.

Từ vựng miêu tả: Các từ ngữ miêu tả cảnh vật, thời tiết và cảm xúc được sử dụng để tạo hình ảnh sinh động, ví dụ „trời lạnh buốt đến nỗi hơi thở muốn đóng băng luôn. “

Lời nói trực tiếp: Được dùng để thể hiện hội thoại giữa các nhân vật, tạo sự sống động và trực tiếp cho câu chuyện.
Ví dụ: „- Xin mời vào. Cô bước vào trong nhà. . . “

Biện pháp tu từ

Trong truyện, các biện pháp tu từ được sử dụng để tăng sức biểu cảm:

Nhân hóa: Giúp cho các vật vô tri vô giác, như giày ủng, trở nên sống động.
Ví dụ: „Nước thấm làn da nở ra, lấp kín lỗ thủng. . . “

So sánh: Dùng để làm nổi bật đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: „Gió thổi lạnh như cắt da, buốt thấu vào từng khớp xương. “

Chủ đề và thông điệp

Ngôn ngữ trong truyện cổ tích là phương tiện để truyền tải các chủ đề về lòng tốt, sự ganh ghét, và công lý:

Lòng tốt và phần thưởng: Thông qua nhân vật cô gái hiền lành, câu chuyện đề cao lòng tốt và sự hào phóng. Cô nhận được những điều tốt đẹp từ ba người lùn vì lòng tốt của mình.

Ganh ghét và hậu quả: Cô con gái của người dì ghẻ và mẹ cô phải chịu hậu quả cho sự ích kỷ và ganh ghét của mình.

Công lý: Cuối cùng, câu chuyện tôn vinh công lý khi mẹ con người dì ghẻ nhận hình phạt.

Qua các yếu tố ngôn ngữ và các biện pháp tu từ, „Ba người lùn trong rừng“ không chỉ đơn thuần là một câu chuyện dành cho trẻ em mà còn là bài học về đạo đức và cách đối nhân xử thế trong cuộc sống.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 13
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 403B
Bản dịchDE, EN, DA, ES, FR, PT, FI, HU, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson14
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục98.8
Flesch–Kincaid Grade-Level3
Gunning Fog Chỉ mục5.7
Coleman – Liau Chỉ mục3
SMOG Chỉ mục4.4
Chỉ số khả năng đọc tự động0.6
Số lượng ký tự9.214
Số lượng chữ cái6.703
Số lượng Câu150
Số lượng từ2.103
Số từ trung bình cho mỗi câu14,02
Các từ có hơn 6 chữ cái0
Phần trăm các từ dài0%
Tổng số Âm tiết2.331
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,11
Các từ có ba Âm tiết6
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết0.3%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch