Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Bà chúa tuyết
Bà chúa tuyết Märchen

Bà chúa tuyết - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 10 phút

Một người đàn bà góa chồng có hai cô con gái, trong hai cô có một cô đã xinh đẹp lại siêng năng, còn một cô vừa xấu xí lại lười biếng. Bà mẹ cưng cô xấu xí và lười biếng hơn vì cô là con của bà đẻ ra. Mọi việc trong nhà cô kia phải đảm nhận nên người cô bụi bậm như cô Lọ Lem trong gia đình. Ngày ngày, cô bé đáng thương ấy phải ra ngồi ở con đường lớn bên giếng mà kéo sợi, cô phải kéo nhiều đến nỗi máu cháy rỉ ra. Có lần máu thấm đầu ống sợi, cô cúi xuống định rửa sạch sợi nhưng tuột tay ống sợi rơi xuống giếng. Cô khóc lóc chạy về kể lể chuyện không may ấy cho dì ghẻ nghe. Dì ghẻ mắng cô thậm tệ, rồi nhẫn tâm bảo cô:

– Mày đánh rơi ống sợi xuống đó thì mày phải xuống đó mà mò nó lên! Cô bé lại phải lộn ra giếng, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.

Bà chúa tuyết Truyện cổ tíchHình ảnh: Otto Kubel (1868 – 1951)

Trong lúc quá sợ hãi cô liều nhảy xuống giếng để mò ống sợi. Cô bị ngất đi, khi cô mở mắt và hồi tỉnh thì thấy mình đang nằm ở trên một cánh đồng cỏ đẹp đẽ, ngàn hoa đua sắc dưới ánh nắng chói chang. Cô đi băng qua đồng cỏ thì tới một lò nướng bánh, lò đầy ắp bánh mì, bánh mì gọi cô:

– Cô ơi, hãy kéo chúng tôi ra! Hãy kéo chúng tôi ra với kẻo chúng tôi cháy mất, chúng tôi được nướng chín xong từ lâu rồi mà. Cô gái lại gần lò bánh, lấy xẻng dỡ hết bánh ra. Sau đó cô lại tiếp tục đi, cô tới dưới một cây táo sai chi chít quả. Cây gọi cô:

– Trời ơi, rung tôi đi, rung tôi đi cô bé, táo chúng tôi chín tất cả rồi.. Cô rung cây cho táo rụng. Táo rụng như mưa, cô rung mãi cho đến khi trên cây không còn một quả táo nào. Cô nhặt táo xếp thành đống xong lại tiếp tục đi. Sau cùng cô đến một căn nhà nhỏ, một bà cụ già răng to kệch ló đầu ra nhìn, cô gái đâm hoảng tính chạy trốn. Nhưng bà cụ gọi cô lại bảo:

– Có gì mà phải sợ, cô cháu yêu quý? Ở đây với bà, nếu cháu làm mọi việc trong nhà đâu vào đấy thì cháu muốn gì mà chẳng có.

Bà chúa tuyết Truyện cổ tíchHình ảnh: Otto Kubel (1868 – 1951)

Cháu chỉ cần lưu ý dọn giường nằm của bà cho chu đáo và rũ giường cẩn thận siêng năng để sao có lông bay ra thì mới có tuyết rơi xuống hạ giới , bà chính là Bà Chúa Tuyết đây. Bà cụ nói với cô bé với giọng hết sức thân mật gần gũi. Cô bé cảm thấy dễ chịu nên bằng lòng ở lại giúp việc cho bà cụ. Cô cố gắng làm mọi việc theo ý bà cụ dặn. Cô rũ giường bà thật mạnh để cho lông bay là tà khắp nơi như những bông hoa tuyết. Xứng với công khó nhọc của cô, bà dành cho cô một cuộc sống thoải mái, ăn uống sung sướng, không bao giờ nặng lời với cô, ngày nào cũng món xào, món nấu ngon lành. Ở nhà Bà Chúa Tuyết được một thời gian cô bé cảm thấy lòng buồn rười rượi.

Bà chúa tuyết Truyện cổ tíchHình ảnh: Otto Kubel (1868 – 1951)

Mới đầu, cô cũng chẳng hiểu tại sao nhưng cô nhận thấy đó là do cô nhớ nhà. Mặc dù ở đây sung sướng hơn ở nhà muôn phần nhưng cô vẫn tha thiết được về nhà. Sau đó cô thưa chuyện với Bà Chúa Tuyết:

– Thưa bà, lâu nay cháu buồn vì nhớ nhà quá. Dù ở dưới hạ giới cháu không được sung sướng bằng ở đây, nhưng cháu cũng không thể ở đây lâu hơn nữa, cháu muốn xin trở về sống với bà con thân thuộc của cháu. Bà Chúa Tuyết nói:

– Cháu tha thiết đòi về nhà thì bà cũng vui lòng để cháu về. Vì cháu đã hết lòng giúp việc cho bà, vậy để chính bà đưa cháu về nhé. Bà cầm tay cô bé và dẫn cô tới trước một cái cổng to. Cổng mở, khi cô vừa đặt chân tới thềm cổng thì có một trận mưa vàng lớn. Tất cả vàng dính đầy vào người cô. Bà Chúa Tuyết bảo:

– Cháu có được cái đó là cháu đã làm lụng chăm chỉ.

Bà chúa tuyết Truyện cổ tíchHình ảnh: Otto Kubel (1868 – 1951)

Rồi bà trao cho cô gái ống sợi mà cô tuột tay đánh rơi xuống giếng. Sau đó cổng đóng lại. Cô gái trở lại trần, thấy mình đang đứng cách nhà dì ghẻ không bao xa. Khi cô bước vào sân thì con gà đậu trên thành giếng gáy:

Ki rơ ri ki
Gái vàng, gái bạc nhà ta đã về. Rồi cô vào gặp dì ghẻ. Vì người cô phủ đầy vàng nên dì ghẻ và em gái tiếp đón thật là niềm nở. Cô kể lại những chuyện mắt thấy tai nghe. Dì ghẻ thấy con chồng trở nên giàu có nên cũng muốn cô con gái xấu xí, lười biếng gặp may như vậy.

Bà chúa tuyết Truyện cổ tíchHình ảnh: Otto Kubel (1868 – 1951)

Cô ta cũng ngồi bên bờ giếng guồng sợi, cô ta lấy kim đâm vào đầu ngón tay, khua cả bàn tay vào bụi gai để máu thắm đỏ ống sợi. Rồi cô ta đem vứt ống sợi xuống giếng và tự mình nhảy xuống giếng. Cũng như chị, cô ta đến một cánh đồng cỏ đẹp đẽ và cũng đi theo một con đường mòn như vậy. Khi cô ả tới lò bánh mì, bánh mì cũng kêu:

– Cô ơi, hãy kéo chúng tôi ra, hãy kéo chúng tôi ra với kẻo chúng tôi cháy mất, chúng tôi được nướng chín xong từ lâu rồi mà. Cô ả lười biếng đáp:

– Tao mà lại có hứng làm việc ấy ư, làm cho bẩn người ra à! Nói rồi cô đi thẳng. Một lúc sau cô ả tới chỗ cây táo. Táo gọi:

– Trời ơi, rung tôi đi, rung tôi đi cô bé, táo chúng tôi chín tất cả rồi. Cô ả đáp:

– Mày nói chi mà dễ nghe vậy? Để táo rơi vào đầu tao à! Rồi cô lại tiếp tục đi. Khi tới trước cửa nhà Bà Chúa Tuyết cô chẳng sợ hãi gì cả vì cô đã được nghe kể về hàm răng to nom dễ sợ của bà. Cô nhận lời ở lại giúp việc cho bà. Ngày đầu tiên cô ả ráng sức làm việc, tỏ ra chăm chỉ, Bà Chúa Tuyết bảo gì cô ả làm ngay cái đó vì cô ả còn nghĩ tới số vàng mà Bà Chúa Tuyết sẽ thưởng công cho cô. Nhưng sang ngày thứ hai cô đã bắt đầu giở cái thói lười, sang ngày thứ ba càng lười hơn, sáng ra cô không buồn dậy nữa. Cô không dọn giường cho Bà Chúa Tuyết, công việc mà lẽ ra cô phải làm hàng ngày, đã thế cô cũng chẳng chịu rũ đệm cho lông bay xuống. Lâu dần Bà Chúa Tuyết cũng đâm ra chán và bảo cô ả lười biếng thôi không làm việc nữa. Cô ả thấy vậy mừng thầm, nghĩ bụng, giờ chắc sẽ có mưa vàng. Bà Chúa Tuyết dẫn cô tới cổng, khi cô vừa đặt chân tới thềm cổng thì một nồi nhựa thông đổ xuống chứ chẳng có mưa vàng nào cả. Bà Chúa Tuyết nói:

– Đây là thưởng cho cái công làm việc của con. Rồi bà đóng cổng lại. Khi cô ả về tới nhà, người dính đầy nhựa thông, con gà trống đứng trên thành giếng nom thấy cất tiếng gáy:

Ki kơ ri ki,
Gái dơ, gái bẩn nhà ta trở về.

Bà chúa tuyết Truyện cổ tíchHình ảnh: Otto Kubel (1868 – 1951)

Nhựa thông dính chặt lấy người cô suốt đời, không chịu rời ra nữa.

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

Câu chuyện „Bà Chúa Tuyết“ của Anh em nhà Grimm kể về hai cô con gái của một người đàn bà góa: một cô xinh đẹp, siêng năng và một cô xấu xí, lười biếng. Người mẹ góa thiên vị cô con gái xấu xí và lười biếng vì đó là con ruột của bà, trong khi cô con gái còn lại phải làm việc cực nhọc hàng ngày.

Một ngày, cô con gái siêng năng vô tình làm rơi ống sợi xuống giếng và khi đi tìm, cô bị ngất. Khi tỉnh dậy, cô thấy mình đang ở một thế giới kỳ diệu, nơi cô giúp đỡ lò bánh mì và cây táo. Cô đến nhà Bà Chúa Tuyết và ở lại phục vụ bà một thời gian, với điều kiện là phải dọn giường chăm chỉ mỗi ngày. Cuối cùng, vì sự chăm chỉ, cô được Bà Chúa Tuyết thưởng và đưa trở về nhà với sự giàu có.

Cô em gái lười biếng nghe chuyện, cũng muốn được giàu có nên quyết định làm theo. Tuy nhiên, vì tính lười biếng và ích kỷ, cô không giúp đỡ lò bánh mì hay cây táo, và cuối cùng khi gặp Bà Chúa Tuyết, cô cũng không chịu làm việc. Kết quả là, thay vì được thưởng vàng, cô bị nhựa thông đổ lên người và phải sống với hình phạt đó suốt đời.

Câu chuyện truyền tải thông điệp rằng chăm chỉ và tốt bụng sẽ được đền đáp, trong khi lười biếng và ích kỷ sẽ nhận hậu quả tiêu cực.

„Câu chuyện Bà Chúa Tuyết“ của Anh em nhà Grimm mang đến nhiều thông điệp sâu sắc và có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau.

Giá trị của sự siêng năng và chăm chỉ: Câu chuyện nhấn mạnh phần thưởng dành cho những ai siêng năng, làm việc chăm chỉ và giúp đỡ người khác. Nhân vật cô gái xinh đẹp chăm chỉ là tấm gương về sự kiên trì và lòng tốt, dẫn đến việc cô nhận được phần thưởng xứng đáng. Trong khi đó, cô em lười biếng và ích kỷ đã gặp phải hậu quả tiêu cực vì thói quen xấu của mình.

Quan hệ gia đình và sự thiên vị: Câu chuyện phản ánh sự bất công trong gia đình của cô gái, nơi người mẹ kế ưu ái con ruột hơn con riêng. Điều này tạo nên hoàn cảnh khó khăn cho cô gái chăm chỉ nhưng đồng thời cũng cho thấy sự công bằng ở phạm vi rộng hơn, khi cô nhận được sự đền đáp xứng đáng dưới bàn tay của Bà Chúa Tuyết.

Biểu tượng của Bà Chúa Tuyết: Bà Chúa Tuyết là một hình mẫu quyền lực nhưng công bằng, người đại diện cho sự cân bằng giữa thiện và ác. Bà tưởng thưởng cho những nỗ lực và lòng tốt bằng sự giàu có và trừng phạt sự lười biếng và ích kỷ bằng hình phạt tượng trưng.

Khả năng vượt qua khó khăn: Cô gái chăm chỉ phải trải qua nhiều thử thách trước khi nhận được phần thưởng. Qua những trải nghiệm này, câu chuyện truyền tải thông điệp rằng khó khăn có thể giúp con người phát triển và đạt được thành công.

Chuyện cổ tích này nhắc nhở người đọc về tầm quan trọng của đức tính siêng năng và lòng tốt, đồng thời phê phán sự lười biếng và ích kỷ, khuyến khích mọi người biết giúp đỡ lẫn nhau và công bằng trong cách đối xử.

Truyện „Bà Chúa Tuyết“ là một câu chuyện cổ tích nổi tiếng của anh em nhà Grimm, thể hiện nhiều bài học đạo đức và giá trị văn hóa qua một câu chuyện có vẻ đơn giản.

Nhân vật và đối lập: Truyện sử dụng sự đối lập rõ nét giữa hai cô con gái: một cô xinh đẹp và siêng năng, một cô xấu xí và lười biếng. Cách miêu tả này không chỉ là sự đối lập ngoại hình mà còn mang tính biểu tượng cho sự đối lập về nhân cách và đạo đức. Sự đối lập tiếp tục được khắc họa qua các hành động của hai cô gái trong cùng một hoàn cảnh, cho thấy người chăm chỉ sẽ được thưởng còn kẻ lười biếng sẽ nhận hậu quả xứng đáng.

Biểu tượng

Bà Chúa Tuyết: Bà cụ răng to kệch không chỉ là một nhân vật có tính cách thách thức mà còn thể hiện tính biểu tượng rõ ràng. Bà vừa thể hiện sự nghiêm khắc đối với tính lười biếng, vừa tượng trưng cho phần thưởng của sự chăm chỉ và hậu quả của lười biếng.
Con đường và các vật thể biết nói: (như lò bánh mì, cây táo): Tượng trưng cho những thử thách và cơ hội trong cuộc sống, yêu cầu con người có trách nhiệm và thái độ tích cực khi đối mặt với khó khăn.

Thông điệp đạo đức: Truyện nhấn mạnh giá trị của sự chăm chỉ và lòng tốt, biểu hiện qua phần thưởng mà cô gái chăm chỉ nhận được. Ngược lại, truyện cũng cảnh báo về hậu quả của sự lười biếng và ích kỷ qua hình phạt mà cô em nhận. Truyện cũng thể hiện quan điểm về sự công bằng và luân lý trong xã hội, khi mọi hành động đều có hệ quả tương xứng.

Ngôn ngữ và phong cách kể chuyện: Ngôn ngữ của truyện rất trực tiếp và dễ hiểu, phù hợp với tâm lý trẻ em. Đồng thời, cách kể chuyện có nhịp điệu nhấn mạnh vào quá trình thay đổi và kết quả mà nhân vật nhận được, khiến người đọc dễ dàng theo dõi và thấu hiểu thông điệp.

Cấu trúc cổ tích điển hình: Câu chuyện tuân theo mô típ quen thuộc của truyện cổ tích với các phần: mở đầu bằng giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh, sự xuất hiện của yếu tố kỳ diệu, thử thách đối với nhân vật chính, và cuối cùng là phần thưởng hoặc hình phạt tương ứng.

Nhìn chung, „Bà Chúa Tuyết“ là một câu chuyện cổ tích có tính giáo dục cao, sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh biểu tượng phong phú để chuyển tải thông điệp đạo đức rõ ràng.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 24
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 480
Bản dịchDE, EN, EL, DA, ES, FR, PT, FI, HU, IT, JA, NL, PL, RO, RU, TR, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson16
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục97.9
Flesch–Kincaid Grade-Level3.6
Gunning Fog Chỉ mục6.6
Coleman – Liau Chỉ mục2.6
SMOG Chỉ mục4.9
Chỉ số khả năng đọc tự động1.3
Số lượng ký tự5.662
Số lượng chữ cái4.148
Số lượng Câu83
Số lượng từ1.325
Số từ trung bình cho mỗi câu15,96
Các từ có hơn 6 chữ cái0
Phần trăm các từ dài0%
Tổng số Âm tiết1.453
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,10
Các từ có ba Âm tiết7
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết0.5%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch