Thời gian đọc cho trẻ em: 10 phút
Ngày xửa ngày xưa có một người xay bột nghèo nhưng lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần do tình cờ mà bác được nói chuyện với nhà vua. Để được nhà vua lưu ý, bác tâu:
– Tâu bệ hạ, tôi có một đứa con gái kéo được rơm thành vàng. Vua bảo bác thợ xay bột:
– Đó là một nghề hiếm người làm được, nghề ấy trẫm rất quý. Nhưng lời ngươi nói thì quả con ngươi khéo lắm, mai ngươi dẫn nó vào cung, ta muốn thử tài nó.

Khi cô gái đến, nhà vua chỉ cô vào một cái buồng chất đầy rơm, cho đem guồng và ống lõi lại, bảo:
– Giờ ngươi làm đi, từ đêm cho tới sáng mai mà ngươi không kéo được hết chỗ rơm này thành vàng thì ngươi phải tội chết chém. Rồi chính tay nhà vua đóng cửa buồng, để cô gái một mình ở trong đó. Cô con gái bác thợ xay thật là tội nghiệp, cô ngồi bần thần cả người, không nghĩ ra được kế nào để thoát chết.

Cô đâu biết cách kéo rơm thành vàng. Sự lo sợ ngày càng tăng, cuối cùng cô òa lên khóc. Bỗng nhiên cửa từ từ mở ra, một người bé nhỏ bước vào và nói:
– Chào cô con gái bác xay bột, tại sao cô lại khóc nức nở như thế? Cô đáp:
– Trời ơi, cháu phải kéo rơm thành vàng, cái đó cháu đâu biết. Người tí hon nói:
– Cô sẽ thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?

Cô gái đáp:
– Cháu xin biếu bác chiếc vòng đeo cổ của cháu. Người tí hon nhận chiếc vòng đeo cổ, rồi ngồi xuống bên cạnh chiếc guồng sợi và quay, tiếng guồng quay vo vo, chỉ quay có ba lần đã đầy ống. Người tí hon lắp ống khác vào, vo, vo, vo, guồng quay ba lần là ống thứ hai lại đầy. Cứ như vậy cho đến sáng. Tới sáng thì quay xong tất cả chỗ rơm, tất cả các ống đều đầy sợi vàng. Mặt trời vừa ló đằng đông thì vua đã tới. Nhìn thấy vàng, nhà vua ngạc nhiên nhưng trong lòng mừng lắm, lòng tham lại nổi lên.

Vua lệnh dẫn cô sang một căn buồng khác lớn hơn, rơm chất đến tận nóc và ra lệnh nếu cô muốn sống thì một đêm phải kéo hết chỗ rơm ấy thành vàng. Cô gái chẳng biết làm thế nào lại đành ngồi khóc. Lần này cánh cửa lại từ từ mở ra, một người bé nhỏ xuất hiện và nói:
– Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?

Cô gái đáp:
– Cháu xin biếu bác chiếc nhẫn đeo tay của cháu. Người tí hon nhận chiếc nhẫn và bắt đầu quay guồng, tiếng guồng quay vo vo đều đều, hết đêm tới sáng thì kéo xong toàn bộ số rơm trong buồng thành những sợi chỉ vàng óng ánh. Nhìn đống sợi vàng vua mừng rỡ cả người, nhưng lòng thèm vàng vẫn chưa chán. Vua cho dẫn cô gái con bác xay bột sang một căn buồng khác lớn hơn nữa, rơm chất đến tận nóc. Vua ra lệnh:
– Ngươi phải quay guồng nốt đêm nay. Nếu ngươi hoàn tất được ngươi sẽ là hoàng hậu của ta. Vua nghĩ bụng, tuy đó chỉ là một cô gái con bác xay bột, nhưng mình tìm đâu ra một người vợ giàu có hơn nữa trên thế gian này. Khi cô chỉ còn một mình trong buồng, lần thứ ba người tí hon lại đến và nói:
– Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi lần này cũng kéo rơm thành sợi vàng cho cô?

Cô gái đáp:
– Cháu không còn gì để biếu bác cả. Vậy cô có đồng ý hứa với tôi, nếu cô thành hoàng hậu thì cho tôi đứa con đầu lòng của cô nhé. Cô gái con bác thợ xay bột nghĩ bụng, ai mà biết được chuyện đời sẽ đi đến đâu. Mà biết làm thế nào được, giờ đang bí. Cô hứa làm theo lời đòi hỏi của người tí hon. Một lần nữa, người tí hon lại quay rơm thành sợi vàng cho cô. Sáng hôm sau vua đến thấy mọi việc hoàn tất như mình mong muốn nên làm lễ cưới với cô gái con bác xay bột. Thế là cô trở thành hoàng hậu. Một năm sau hoàng hậu sinh được một đứa bé rất kháu và quên bẵng đi chuyện hứa với người tí hon.

Đang lúc vui mừng như vậy thì bỗng nhiên người tí hon xuất hiện và nói:
– Bây giờ cô hãy đưa cho tôi cái cô đã hẹn trước kia. Hoàng hậu hoảng hốt sợ hãi, xin người tí hon để bà đứa con, bà sẵn sàng đổi tất cả của cải châu báu trong vương quốc để lấy con. Người tí hon đáp:
– Không được, tất cả của cải trên thế gian này đối với tôi không quý bằng chút động đậy của sự sống. Không biết làm sao bây giờ, hoàng hậu òa lên khóc than thảm thiết, khóc than đến nỗi người tí hon phải động lòng thương và bảo:
– Thôi, tôi hẹn cho cô ba ngày, tới đó nếu cô biết được tên tôi thì cô được giữ con lại.

Thế là hoàng hậu trằn trọc suốt đêm cố nhớ lại những tên mình đã từng nghe thấy, và còn cho sứ giả đi khắp nơi trong nước dò hỏi xem còn những tên gì nữa trong dân gian.

Ngày hôm sau, người tí hon đến, hoàng hậu kể các tên mà bà biết: Kátspar (người giữ kho vàng cho vua), Mênxior (vua ánh sáng), Banxơ (Trời phù hộ)… bà lần lượt kể hết tên này đến tên khác, nghe xong mỗi tên người tí hon lại nói:
– Tên tôi không phải như vậy.

Hôm thứ hai, hoàng hậu cho người đi khắp vùng lân cận hỏi xem liệu còn có những tên gì khác nữa không. Rồi, bà kể cho người tí hon nghe những tên hiếm có và kỳ lạ.
– Phải chăng bác tên là: Ripenbit (gầy giơ xương sườn), Hatnêlvađơ (Bắp vế đùi cừu) hay là Snuyabai (chân cò hương).

Nhưng luôn luôn bị người tí hon đáp:
– Tên tôi không phải như vậy. Ngày thứ ba sứ giả trở về kể:
– Thần không tìm ra một tên mới nào cả. Nhưng khi thần tới một ngọn núi cao phía góc rừng, nơi đây thanh vắng lắm, thì thần nhìn thấy một căn nhà nhỏ.

Trước nhà là một đống lửa đang bùng cháy, một người tí hon dáng nom đến nực cười nhảy nhót xung quanh đống lửa, mà lại nhảy lò cò một chân và hát rêu rao:
Hôm nay nướng bánh, ngày mai nấu bia,
Ngày mai đi đón con vua mang về
Đề huề sung sướng ai hay
Tên „Đồ bỏ xó“ gặp may chuyến này. Các bạn có biết hoàng hậu mừng biết bao khi nghe thấy cái tên ấy. Chỉ một lát sau người tí hon bước vào và hỏi:
– Thế giờ hoàng hậu biết tên tôi là gì chưa?

Hoàng hậu giả vờ hỏi lại:
– Phải chăng tên bác là Gun (Táo bạo)?
– Không phải.
– Phải chăng tên bác là Hanxơ (Hùng cường)?
– Không phải.
– Chắc có lẽ tên bác là Rumpênstinxen (Đồ bỏ xó) phải không?
– Chỉ có quỷ nói ngươi mới biết, chỉ có quỉ nói ngươi mới biết. Tức quá hắn la ầm lên, đứng dậm chân xuống đất, hắn dậm chân mạnh đến nỗi người hắn lún xuống đất sâu.

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
Câu chuyện cổ tích mà bạn nhắc đến là „Rumpelstiltskin“ trong phiên bản của Anh em nhà Grimm, thường được dịch sang tiếng Việt với nhiều tên khác nhau, trong đó có „Đồ bỏ xó“. Đây là một trong những câu chuyện nổi tiếng của Grimm, với cốt truyện xoay quanh một cô gái phải kéo rơm thành vàng để bảo toàn mạng sống. Cô được một người tí hon giúp đỡ, nhưng phải trải qua thử thách để tìm ra tên của người tí hon này nhằm giữ lại đứa con đầu lòng của mình.
Câu chuyện mang đậm màu sắc huyền bí và phép thuật, và chủ đề chính xoay quanh lòng tham, sự tuyệt vọng và trí thông minh. Việc cô gái phải nhớ một cái tên dường như không thể đoán trước được tạo ra sự căng thẳng và hồi hộp cho cả cô và người đọc. Câu chuyện kết thúc với sự chiến thắng của trí tuệ và mưu lược, khi cô gái phát hiện ra tên của người tí hon và giữ được đứa con của mình.
Ngoài việc chứa đựng những yếu tố cổ tích kỳ diệu, câu chuyện còn là một lời cảnh báo về những lời hứa mà chúng ta đưa ra và hậu quả có thể đến từ việc không suy nghĩ kỹ lưỡng về các cam kết của mình.
Câu chuyện trên là một biến thể của truyện cổ tích „Rumpelstiltskin“ của anh em nhà Grimm. Đây là một trong những câu chuyện nổi tiếng về những mưu mẹo, sự thông minh và giá trị của lời hứa. Trong truyện, cô gái con bác xay bột phải nhờ đến sự giúp đỡ của một người tí hon bí ẩn để biến rơm thành vàng, hứa với người tí hon sẽ cho đứa con đầu lòng của mình nếu trở thành hoàng hậu. Cuối cùng, bằng sự khéo léo và thông minh, cô phát hiện ra tên của người tí hon là „Rumpelstiltskin“ (Đồ bỏ xó) và cứu được con mình.
Câu chuyện này mang nhiều tầng ý nghĩa và có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như về giá trị của trí tuệ, sự nguy hiểm của lòng tham, và tầm quan trọng của việc giữ lời hứa. Qua thời gian, nhiều biến thể và diễn giải khác nhau đã được sáng tạo ra, phù hợp với từng nền văn hóa và thời đại khác nhau, tuy nhiên cốt truyện chính vẫn thường được giữ nguyên.
Câu chuyện „Đồ Bỏ Xó“ của anh em nhà Grimm, còn được biết đến với tên gọi „Rumpelstiltskin,“ là một ví dụ tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích châu Âu. Phân tích ngôn ngữ học về câu chuyện này có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm cấu trúc tường thuật, sử dụng ngôn ngữ, và cách thể hiện các chủ đề và mô-típ quen thuộc trong truyện cổ tích.
Cấu trúc tường thuật: Truyện được kể theo mô típ quen thuộc của cổ tích với cấu trúc ba phần: giới thiệu bối cảnh và nhân vật, sự phát triển mâu thuẫn và cao trào, và kết thúc giải quyết mâu thuẫn. Mô típ ba lần (threefold repetition) xuất hiện nhiều lần trong truyện: cô gái phải kéo sợi ba lần, thỏa thuận với người tí hon kéo dài trong ba ngày, đây là một mô típ phổ biến trong truyện cổ tích để tạo nhịp điệu và duy trì sự hồi hộp.
Sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong truyện có tính chất giản dị, trực diện và thường đi kèm với yếu tố lặp lại để dễ nhớ, phù hợp cho hình thức truyền miệng. Tên của nhân vật trung tâm „Rumpelstiltskin“ là từ có nguồn gốc Đức cổ, mang nghĩa hàm ý tiêu cực, chỉ vật bỏ đi hoặc không có giá trị rõ ràng.
Biểu hiện các chủ đề cổ tích
Lòng tham và sự lừa dối: Câu chuyện có sự tham lam của nhà vua và cách người cha khoác lác để gây ấn tượng, đồng thời thể hiện sự lừa dối và hậu quả của nó.
Sự giúp đỡ từ nhân vật kỳ diệu: Nhân vật người tí hon như một hình tượng phép thuật giúp nhân vật chính vượt qua thách thức không tưởng.
Tri thức và quyền lực: Việc biết tên của người tí hon cho hoàng hậu quyền lực và khả năng kiểm soát vận mệnh của mình, điều này thể hiện tầm quan trọng của tri thức trong câu chuyện.
Mô típ đạo đức: Bài học về việc cẩn thận với những lời hứa và sự gian dối, cũng như về sức mạnh của tri thức là những thông điệp quan trọng mà truyện muốn truyền tải.
Tóm lại, phân tích ngôn ngữ học về „Đồ Bỏ Xó“ giúp độc giả hiểu sâu hơn về cách truyện cổ tích sử dụng các yếu tố tường thuật, ngôn ngữ và biểu tượng để truyền tải các bài học đạo đức và giải trí cho người đọc, đặc biệt là trẻ em qua nhiều thế hệ.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 55 |
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mục | ATU Typ 500 |
Bản dịch | DE, EN, EL, DA, ES, FR, PT, FI, HU, IT, JA, NL, PL, RO, RU, TR, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 15.9 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 95.7 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 3.7 |
Gunning Fog Chỉ mục | 6.2 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 3.5 |
SMOG Chỉ mục | 4.8 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 1.8 |
Số lượng ký tự | 5.807 |
Số lượng chữ cái | 4.257 |
Số lượng Câu | 84 |
Số lượng từ | 1.295 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 15,42 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 6 |
Phần trăm các từ dài | 0.5% |
Tổng số Âm tiết | 1.462 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,13 |
Các từ có ba Âm tiết | 6 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 0.5% |