Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Ba người số đỏ
Grimm Märchen

Ba người số đỏ - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 9 phút

Ngày xưa, có một người đàn ông có ba con trai. Một hôm, ông gọi ba con trai đến, cho con cả con gà trống, con thứ hai cái hái, đứa con út con mèo, rồi nói:

– Nay cha đã già, trước khi nhắm mắt xuôi tay, cha muốn lo liệu cho các con. Tiền bạc thì cha không có, mà những thứ cha cho các con thì chẳng đáng giá là bao, nhưng nếu biết sử dụng đúng chỗ thì chắc nó cũng được việc. Các con hãy đi tới những nước không có những thứ này thì mới có cơ hội làm ăn phát đạt được.

Ba người số đỏ Truyện cổ tích

Sau khi cha chết, người con cả ra đi và mang theo con gà trống. Khốn một nỗi, anh đi đến đâu cũng thấy người ta nuôi gà trống. Đến thành phố ư? Từ xa đã trông thấy gà trống đậu trên ngọn tháp và luôn luôn quay theo chiều gió thổi. Đến các làng thì thấy gà thi nhau gáy, chẳng một ai thèm để ý đến gà trống của anh. Anh chắc mẩm mình hết hy vọng cầu may. Đi hoài, đi mãi, cuối cùng anh lạc đến một hòn đảo, thổ dân ở đây chưa từng biết tới tiếng gà trống gáy. Họ cũng không biết chia thời gian như thế nào cho đúng. Họ chỉ phân biệt được buổi sáng, buổi chiều. Ban đêm, nếu có ai tự nhiên thức giấc thì không biết bao lâu nữa trời sẽ sáng. Anh nói với họ:

– Các người cứ nhìn xem con vật này có hiên ngang hùng dũng không? Đầu đội vương miện bằng ngọc đỏ, chân mang bàn thúc ngựa như một kỵ mã, đêm nào cũng gáy ba lần để báo giờ cho các người biết. Khi nó gáy lần thứ ba là mặt trời sắp mọc. Nhưng nếu giữa ban ngày mà nó lại gáy thì các người biết ngay là thời tiết sắp thay đổi. Nghe nói thế, thổ dân thích lắm. Đêm hôm nay họ không ngủ, háo hức suốt đêm để nghe gà gáy cầm canh, họ nghe tiếng gà gáy to, dõng dạc ba lần, sau tiếng gà gáy lần thứ ba thì trời sáng. Thế rồi là họ đòi mua gà, hỏi anh đòi bao nhiêu tiền. Anh đáp:

– Chẳng nhiều, khoảng chừng bằng số vàng một con lừa tải nặng. Đám thổ dân đồng thanh nói:

– Thật là hài hước, đổi một con vật quý giá như vậy lấy một chút vàng. Họ đưa ngay số vàng anh đòi. Thấy anh cả tải vàng về, hai người em rất đỗi ngạc nhiên. Người em thứ hai nói:

– Nếu vậy em cũng phải ra đi mới được, xem liệu có thể làm giàu với cái hái của em hay không. Đi đến đâu anh cũng thấy nông dân vác hái, tưởng chừng đã hết hy vọng. Nhưng rồi anh tới một hòn đảo. Thật may cho anh, thổ dân ở đây chưa biết cái hái là gì. Lúc chín, dân đảo kéo súng thần công ra đầu làng, nạp đạn bắn cho đứt thân cây lúa. Làm như thế thường không được đúng như ý muốn. Có lúc đạn bay vèo vèo trên ngọn lúa, lúc thì đạn không trúng thân lúa mà trúng ngay giữa bông làm cho lúa rụng hết xuống đồng, không những thế, mọi người còn khổ vì nghe tiếng đạn nổ inh tai nhức óc. Thấy mọi người loay hoay như vậy, anh liền lấy ngay hái ra, nom anh gặt thật êm ả, ngon lành, thổ dân ngạc nhiên, đứng há hốc mồm ra nhìn. Rồi họ gạ mua cái dụng cụ gặt lúa kỳ lạ ấy, anh đòi bao nhiêu tiền họ cũng trả. Thế là anh được một con ngựa thồ nặng trên lưng toàn vàng là vàng. Người em thứ ba cũng muốn đem mèo đi đổi cho đúng người đang cần mèo. Hoàn cảnh người em út cũng chẳng khác gì hai anh. Ở đất liền chẳng có ma nào hỏi đến, chỗ nào cũng nhan nhản những mèo là mèo. Mèo nhiều đến nỗi người ta phải dìm chết bớt số mèo con mới đẻ. Rời đất liền, tàu đưa anh tới một hòn đảo. Thật là may mắn cho anh, ở đây chưa từng có mèo bao giờ, vì thế chuột tha hồ tung hoành, chủ nhà có mặt hay đi vắng chuột cũng cứ thản nhiên nô giỡn trên mặt bàn. Dân ở đây hết sức phàn nàn kêu ca về chuyện chuột hoành hành. Ngay cả nhà vua cũng đành bó tay, góc nào trong cung điện cũng có tiếng chuột rúc rích, tiếng răng chuột gặm cắn, thôi thì chẳng thứ gì chúng không cắn nát. Trong cảnh tượng ấy, anh thả mèo ra cho nó bắt chuột, chỉ một lúc sau, mấy căn buồng đã hết sạch chuột. Dân đảo đến xin vua mua con vật thần ấy để trừ nạn chuột cho cả nước. Nhà vua ưng mua, và sẵn lòng hết bao nhiêu tiền cũng trả. Anh lấy một con la thồ nặng trên lưng toàn là vàng. Người em út chính là người mang về nhà nhiều của cải nhất. Ở trong cung vua, mèo tha hồ mà nô giỡn, mỗi cái giỡn của mèo là một chú chuột chết, chuột chết nhiều đến nỗi đếm không được. Mèo bắt chuột hăng đến nỗi người nóng ran, khát khô cả cổ mới dừng nghỉ, rướn cổ lên „meo, meo.“ Vua và quần thần nghe thấy tiếng kêu kỳ lạ, hoảng hốt chạy ra khỏi cung. Ra tới ngoài, vua tôi mới định thần được để bàn mưu tính kế. Cuối cùng, vua quyết định cử một sứ giả vào yêu cầu mèo rời ngay khỏi hoàng cung, bằng không sẽ dùng vũ lực đuổi ra. Các mưu sĩ đều thưa:

– Bọn thần đã quen nạn chuột hoành hành, thà bị lũ chuột hành hạ còn hơn là đem tính mạng mình phó mặc cho con quái vật kia. Theo lệnh, một tên thị vệ được cử vào hỏi xem mèo có thiện chí mà rút khỏi hoàng cung không. Giờ đây cơn khát lại càng dữ tợn hơn trước, mèo nghển cổ lên kêu „meo, meo.“ Tên thị vệ tưởng mèo nói:

– Tao không, tao không rút. Tên thị vệ về tâu lại vua. Nghe vậy, các mưu sĩ đều thưa:

– Đã thế thì dùng vũ lực cho biết tay. Súng thần công được kéo đến, bắn cháy cả hoàng cung. Lúc ngọn lửa lan tới phòng mèo đang ngồi, nó nhảy vọt qua cửa sổ ra ngoài để thoát thân. Quân lính không hề hay biết chuyện đó, cứ tiếp tục bắn cho tới khi lâu đài bằng địa mới ngưng.

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

Câu chuyện „Ba người số đỏ“ là một truyện cổ tích của anh em nhà Grimm kể về ba anh em và cách mà họ sử dụng những món quà tưởng chừng vô giá trị mà cha họ để lại, để rồi tất cả đều trở nên giàu có.

Người con cả nhận được con gà trống. Anh ta đi đến một vùng đảo nơi người dân chưa bao giờ thấy gà trống và không biết cách xác định thời gian vào ban đêm. Khi thổ dân chứng kiến khả năng đặc biệt của con gà trống khi báo hiệu thời gian qua tiếng gáy của nó, họ rất phấn khích và quyết định mua lại con gà với số vàng một con lừa có thể chở được.

Người con thứ hai nhận được cái hái. Anh cũng tìm đến một hòn đảo nơi mà thổ dân không biết cách gặt hái đúng cách, và thường sử dụng súng thần công để thu hoạch lúa. Khi anh biểu diễn cách sử dụng cái hái một cách hiệu quả và nhẹ nhàng, dân đảo vô cùng ấn tượng và mua lại cái hái với giá trị vàng một con ngựa có thể thồ được.

Người con út có con mèo. Anh đến một nơi bị dịch chuột hoành hành mà ở đó, chưa ai từng biết đến mèo. Sau khi mèo thả ra săn chuột thành công, dân đảo và nhà vua đồng ý trả một giá rất cao để mua con mèo, nhằm giải quyết vấn nạn chuột. Tuy nhiên, sự hiện diện của mèo trong cung điện mang đến nỗi sợ hãi mới cho người dân, dẫn đến một sự hiểu nhầm và kết cục là cả hoàng cung bị phá hủy trong một nỗ lực để „trục xuất“ con mèo.

Truyện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận ra giá trị của những vật dụng thông thường trong những hoàn cảnh đặc biệt, cũng như việc đôi khi những điều tưởng như nhỏ bé hoặc không đáng giá có thể mang lại thành công lớn nếu được sử dụng đúng cách.

Câu chuyện „Ba người số đỏ“ là một cách diễn giải sáng tạo của truyện cổ tích về ba người con trai của một người đàn ông già.
Mỗi người con được trao cho một món đồ tưởng như vô giá trị: một con gà trống, một cái hái và một con mèo. Mặc dù những món đồ này có vẻ tầm thường, nhưng khi các chàng trai tìm thấy những vùng đất mà những vật này chưa từng xuất hiện, chúng trở nên vô cùng quý giá.

Người con cả, với con gà trống, tìm thấy một hòn đảo nơi mà cư dân chưa từng nghe thấy tiếng gà gáy. Họ rất thích thú và mua con gà trống với giá một con lừa tải đầy vàng. Người con thứ hai, với cái hái, tới một nơi mà người dân vẫn dùng súng thần công để gặt lúa. Cái hái được bán với giá rất cao. Người con út, với con mèo, đến một hòn đảo bị nạn chuột hoành hành. Con mèo trở thành vị cứu tinh bằng cách bắt chuột, và anh đổi lấy một con la chở đầy vàng.

Từ câu chuyện này, ta có thể rút ra bài học về sự nhìn nhận giá trị của những thứ tưởng chừng như vô dụng. Mỗi đồ vật có thể trở nên vô giá nếu được đặt đúng chỗ và vào đúng hoàn cảnh. Câu chuyện cũng mang một thông điệp hài hước về sự khác biệt văn hóa và cách mà các giá trị được nhìn nhận và đánh giá trong các bối cảnh khác nhau.

Truyện cổ tích „Ba người số đỏ“ của anh em nhà Grimm mang những đặc điểm nổi bật của thể loại cổ tích, kết hợp cùng những yếu tố ngữ nghĩa và văn hóa đặc trưng. Dưới đây là phân tích ngôn ngữ học và ý nghĩa của câu chuyện này:

Ngữ pháp và cú pháp

Cấu trúc câu: Truyện được kể bằng những câu đơn giản và có cấu trúc thường thấy trong các câu chuyện kể, với mệnh đề phụ thuộc theo sau mệnh đề chính. Điều này giúp dễ dàng theo dõi câu chuyện và tạo cảm giác gần gũi, dễ hiểu.

Thì động từ: Câu chuyện sử dụng thì quá khứ, phù hợp để kể về những sự việc đã xảy ra trong thời kỳ không xác định, đặc điểm phổ biến của truyện cổ tích.

Từ vựng và ngữ nghĩa

Từ vựng đơn giản và cụ thể: Những từ ngữ được sử dụng trong truyện hầu hết đều là từ phổ thông, dễ hiểu, ví dụ như „gà trống“, „cái hái“, „con mèo“. Những vật này gắn liền với cuộc sống hàng ngày của con người, tạo sự gần gũi.

Biểu tượng: Mỗi món quà người cha tặng các con đều mang ý nghĩa tượng trưng:

Con gà trống: Tượng trưng cho thời gian và sự báo hiệu, vai trò của gà trong việc quản lý thời gian ở một nơi không có khái niệm về giờ giấc.
Cái hái: Biểu tượng của công cụ lao động, thể hiện sự phát minh và cải thiện năng suất trong canh tác nông nghiệp.
Con mèo: Tượng trưng cho giải pháp tự nhiên và sinh học để giải quyết vấn đề về sinh thái (kiểm soát chuột).

Cấu trúc và văn hóa

Cấu trúc ba phần: Câu chuyện được chia thành ba phần tương ứng với ba người con, mỗi phần mô tả hành trình và cách mà từng người con sử dụng món quà của mình để thành công.

Yếu tố văn hóa: Câu chuyện có thể được coi là bài học về sự sáng tạo, linh hoạt và tầm quan trọng của việc khám phá những nơi có tiềm năng chưa được khai thác. Mỗi người con đều thành công bằng cách tìm kiếm thị trường mới cho những món đồ tưởng chừng rất bình thường.

Bài học cuộc sống: Truyện gửi gắm thông điệp rằng sự sáng tạo và hiểu biết có thể biến những thứ bình thường thành vô giá. Cách tiếp cận vấn đề và thích nghi với môi trường mới là kỹ năng quan trọng.

Sự hài hước và châm biếm: Câu chuyện cũng châm biếm về sự đánh giá sai lầm và thiếu hiểu biết của con người đối với những thứ quen thuộc. Tình tiết mang tính hài hước khi các nhân vật bán được vật phẩm bình thường với giá trị khổng lồ.

Tóm lại, „Ba người số đỏ“ là một câu chuyện cổ tích không chỉ mang lại giải trí mà còn truyền tải những giá trị giáo dục và xã hội thông qua các biểu tượng và tình tiết đơn giản nhưng sâu sắc.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 70
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 1650
Bản dịchDE, EN, EL, DA, ES, FR, PT, HU, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson16.3
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục95.1
Flesch–Kincaid Grade-Level4
Gunning Fog Chỉ mục6.6
Coleman – Liau Chỉ mục3.5
SMOG Chỉ mục4.4
Chỉ số khả năng đọc tự động2.2
Số lượng ký tự5.059
Số lượng chữ cái3.744
Số lượng Câu70
Số lượng từ1.140
Số từ trung bình cho mỗi câu16,29
Các từ có hơn 6 chữ cái0
Phần trăm các từ dài0%
Tổng số Âm tiết1.283
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,13
Các từ có ba Âm tiết3
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết0.3%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch