Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Con ngỗng vàng
Con ngỗng vàng Märchen

Con ngỗng vàng - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 13 phút

Ngày xưa, có một người có ba đứa con trai, đứa con út được gọi là chàng Ngốc. Chàng thường bị khinh rẻ, chế giễu và nếu có việc gì thì cũng chẳng ai đếm xỉa đến chàng. Một hôm, người con trai cả muốn vào rừng đốn củi. Trước khi anh ta đi, người mẹ cho anh ta một chiếc bánh trứng ngon lành và một chai rượu vang để mang theo ăn và uống khi đói và khát. Vừa vào tới rừng, một ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ chào anh và nói:

– Cho lão xin một miếng bánh ở trong bị của anh và cho lão uống một ngụm rượu vang. Lão đói và khát quá! Nhưng anh chàng khôn ngoan đáp:

– Nếu tôi cho lão bánh và rượu vang của tôi thì chính tôi sẽ chẳng có gì cả, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy! Rồi anh ta để mặc ông lão đứng đó và đi tiếp. Anh ta đẵn cây được một lát thì tự nhiên trượt tay, rìu chém vào cánh tay nên anh phải về nhà để băng bó. Tai nạn ấy chính là do ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ gây ra. Sau đó đến người con thứ hai đi rừng. Người mẹ cũng cho một chiếc bánh trứng và một chai rượu vang y như đối với người con cả. Anh ta cũng gặp đúng ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, ông cũng xin anh một mẩu bánh và một ngụm rượu vang. Nhưng người con thứ hai nói nghe có vẻ có lý lắm:

– Tôi cho lão cái gì là tôi không có cái đó, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy! Rồi anh ta cũng để mặc ông lão đứng đó mà đi tiếp. Làm sao tránh khỏi bị trừng phạt: anh vừa mới chặt được vài nhát thì tự nhiên vung rìu chặt ngay vào chính chân mình nên phải khiêng về nhà. Sau đó chàng Ngốc cũng xin cha:

– Thưa cha, cha để cho con đi rừng đốn củi một bận xem sao. Người cha đáp:

– Hai anh mày đã bị thương trong chuyện đó, thôi đừng có đi, mày thì biết gì về việc đi rừng đốn củi. Chàng Ngốc xin mãi, xin cho kỳ được mới thôi. Người cha bảo:

– Muốn đi thì cứ đi đi. Có thất bại, đau đớn thì mới khôn ra được. Mẹ đưa cho anh một chiếc bánh luộc ủ tro và một chai rượu bia chua. Vừa vào tới rừng thì ông già nhỏ bé tóc bạc phơ lại bước tới chào anh và nói:

– Cho lão xin một miếng bánh và một ngụm rượu ở chai, lão đói và khát quá. Chàng Ngốc đáp:

– Cháu chỉ có bánh ủ tro và bia chua thôi. Nếu cụ thấy dùng tạm được thì xin cụ cùng ngồi ăn với cháu. Hai người ngồi xuống. Khi chàng Ngốc lấy bánh ủ tro thì hóa ra là một chiếc bánh trứng ngon lành, và rượu bia chua kia đã biến thành rượu vang ngon. Ăn uống xong đâu đấy, ông lão bảo:

– Vì cháu tốt bụng và sẵn sàng chia của của mình cho người khác nên lão cũng muốn ban phước cho cháu. Ở đằng kia có một cây cổ thụ, cháu đẵn xuống thế nào cũng thấy trong đám rễ cây một cái gì đó. Ngay sau đó, ông lão chào từ biệt. Chàng Ngốc đi lại đẵn cây cổ thụ. Cây vừa đổ xuống thì thấy trong đám rễ một con ngỗng lông bằng vàng thật. Anh nhấc ngỗng lên và bế nó theo vào một quán trọ để ngủ trọ một đêm. Chủ quán có ba cô con gái. Ba cô thấy ngỗng thì thắc mắc không hiểu là chim gì và chỉ muốn lấy được một chiếc lông bằng vàng của nó. Cô cả nghĩ bụng:

– Thế nào mà chả có dịp để mình nhổ lấy một chiếc lông.

Con ngỗng vàng Truyện cổ tíchHình ảnh: Paul Hey (1867 – 1952)

Khi chàng Ngốc đi ra ngoài, cô ta nắm ngay lấy cánh ngỗng, nhưng vừa đụng vào thì cả ngón lẫn tay của cô dính chặt luôn vào đó không rút ra được. Một lát sau, cô thứ hai bước tới với ý định nhổ lấy một chiếc lông vàng. Cô vừa chạm tay vào người cô chị thì bị dính luôn vào người chị. Sau cùng cô thứ ba bước tới cũng định nhổ một chiếc lông ngỗng. Ngay lúc đó, hai cô chị thét lên:

– Tránh ra, trời ơi là trời, tránh ra! Cô em út chẳng hiểu tại sao mình lại phải tránh ra, cô nghĩ bụng:

– Cái gì các chị làm được thì mình cũng làm được. Rồi cô nhảy tới, vừa đụng tới các chị thì cô cũng bị dính luôn vào, thế là cả ba cô phải ngủ chung với ngỗng đêm đó. Sáng hôm sau, chàng Ngốc bế ngỗng đi chẳng để ý gì đến ba cô dính vào ngỗng, các cô đành phải lẽo đẽo theo sau, mặc anh muốn rẽ sang phải hay trái tùy ý. Cha xứ gặp đoàn người ở giữa đồng, cha xứ nói:

– Không biết xấu hổ hay sao hả lũ con gái quạ tha ma bắt kia? Kéo đàn kéo lũ theo đàn ông đi giữa đồng ban ngày ban mặt thế kia thì coi sao được. Cha liền nắm tay cô trẻ nhất tính kéo lại, cha vừa đụng đến cô thì chính cha cũng không thoát. Cha bị dính chặt luôn vào và cũng cứ thế lẽo đẽo đi theo sau. Một lát sau, người giữ đồ thánh đi tới. Thấy cha xứ bám sát gót ba cô gái thì rất lấy làm ngạc nhiên, kêu lên:

– Trời ơi, cha đi đâu mà vội vàng như vậy? Cha nhớ là hôm nay con phải làm lễ rửa tội cho một đứa trẻ nữa cơ đấy. Người giữ đồ thánh chạy lại nắm lấy tay áo cha thì cũng bị dính vào. Năm người đang bước thấp bước cao như vậy thì có hai bác nông dân vác cuốc ở đồng về. Cha xứ gọi họ, nhờ họ kéo mình và người giữ đồ thánh ra. Nhưng hai bác nông dân vừa sờ vào người giữ đồ thánh thì lại bị dính chặt luôn vào. Thế là cả bảy người đành phải lẽo đẽo theo sau chàng Ngốc ôm ngỗng.

Con ngỗng vàng Truyện cổ tíchHình ảnh: Otto Kubel (1868 – 1951)

Sau đó chàng Ngốc tới kinh đô. Vua ngự trị đất nước hồi bấy giờ có một cô con gái, nàng quá ư là nghiêm nghị, nghiêm nghị tới mức không ai có thể làm cho nàng bật cười được. Vua truyền lệnh cho khắp thiên hạ, ai làm công chúa bật cười thì được phép cưới nàng làm vợ. Chàng Ngốc nghe tin ấy, cũng ôm ngỗng cùng đoàn người thất thểu bước thấp bước cao đến trước mặt công chúa. Nàng thấy bảy người lếch thếch nối đuôi nhau tức cười quá nên bật cười lên, cười mãi, cười hoài như không muốn dứt. Rồi chàng Ngốc đòi cưới công chúa. Nhưng vua không thích chàng rể ấy, viện hết cớ này đến cớ khác để từ chối. Vua ra điều kiện cho chàng Ngốc phải tìm và dẫn tới một người có thể uống cạn hết một hầm rượu vang thì mới được cưới công chúa. Chàng Ngốc nghĩ ngay tới ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, người có thể giúp anh chuyện này. Anh đi vào rừng, tới chỗ cây bị đẵn anh thấy có một người đàn ông ngồi mặt buồn rườu rượi. Chàng Ngốc hỏi người đó lý do vì sao buồn như vậy. Người đó trả lời:

– Tôi khát khô cả cổ, tôi đã uống mà vẫn còn khát. Tôi không chịu được nước lã. Thực ra, tôi đã uống cạn một thùng rượu, nhưng nó chỉ như muối bỏ bể. Chàng Ngốc nói:

– Thế thì anh có thể giúp tôi. Anh hãy đi với tôi, anh có thể uống no, uống tới chán thì thôi. Sau đó chàng Ngốc dẫn anh ta tới hầm rượu của nhà vua.

Con ngỗng vàng Truyện cổ tíchHình ảnh: Paul Hey (1867 – 1952)

Anh chàng này nhảy tới các thùng rượu to tướng, uống mãi, uống hoài, uống tới khi căng tức cả bụng, chưa đến một ngày mà anh ta uống cạn hết cả một hầm rượu vang. Chàng Ngốc lại đòi cưới công chúa. Vua bực mình lắm, một tên vớ vẩn mà mọi người đặt tên là chàng Ngốc mà lại đòi cưới con gái ông ư? Vua lại đưa ra những điều kiện mới: Chàng Ngốc phải tìm sao cho ra một người có khả năng ăn hết một núi bánh. Chàng Ngốc ngồi suy nghĩ một lát rồi đi vào rừng. Vẫn chỗ đẵn cây cũ có một người đàn ông ngồi hai tay đang thắt bụng bằng một chiếc dây da, bộ mặt nom thật thiểu não, anh ta nói:

– Tôi đã ăn một lò bánh, nhưng nó chẳng thấm tháp vào đâu cả đối với một người ăn thủng nồi trôi rế như tôi. Dạ dày tôi vẫn lép kẹp, tôi phải thắt bụng cho nhỏ lại kẻo chết đói mất. Chàng Ngốc mừng quá nói ngay:

– Anh đứng dậy đi với tôi, anh sẽ được ăn no nê. Chàng Ngốc dẫn anh ta tới sân rồng, nhà vua cho chở bột mì của cả nước về cung, rồi sai nướng một núi bánh khổng lồ. Anh chàng người rừng bước ra, rồi bắt đầu ăn. Chỉ trong một ngày cả núi bánh biến mất. Lần thứ ba chàng Ngốc đòi lấy công chúa. Một lần nữa vua lại tìm cách thoái thác nên bắt chàng Ngốc phải tìm cho ra một chiếc thuyền có thể đi được cả trên cạn lẫn dưới nước. Vua nói:

– Nếu ngươi cập bến bằng thuyền đó thì ngươi có thể cưới con gái ta. Chàng Ngốc đi thẳng vào rừng. Ông lão nhỏ bé tóc bạc phơ, người mà anh mời ăn bánh trước đây đã ngồi ở đó. Ông lão nói:

– Chính lão đã uống và ăn hộ anh. Để lão cho anh chiếc thuyền, tất cả những chuyện đó đều do lão làm giúp anh, vì anh đã cư xử với lão tử tế. Rồi ông lão tóc bạc phơ cho chàng Ngốc một chiếc thuyền đi được cả trên cạn lẫn dưới nước. Vua nhìn thấy thuyền cập bến thì không còn cách gì giữ con gái được nữa. Đám cưới được tổ chức linh đình. Sau khi vua băng hà, chàng Ngốc lên nối ngôi và sống hạnh phúc bên người vợ của mình.

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

Câu chuyện „Con ngỗng vàng“ của anh em nhà Grimm là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng, nhấn mạnh vào những giá trị như lòng tốt, sự kiên nhẫn và việc không đánh giá con người qua vẻ bề ngoài.

Câu chuyện kể về một gia đình có ba người con trai, trong đó người con út thường bị khinh rẻ và gọi là chàng Ngốc. Tuy nhiên, chính chàng Ngốc với tấm lòng tốt bụng đã giúp đỡ một ông lão bí ẩn trong rừng và nhận được phần thưởng là một con ngỗng vàng. Lòng tốt của chàng tiếp tục dẫn đến những sự kiện hài hước và thú vị khi mọi người cố gắng lấy lông vàng từ con ngỗng và bị dính chặt vào nhau.

Sự hài hước đạt đỉnh điểm khi nhóm người này tình cờ khiến công chúa bật cười, điều mà chưa ai làm được trước đó. Nhờ vào điều này, chàng Ngốc có cơ hội được cưới công chúa. Tuy nhiên, vua cha đặt ra nhiều thử thách để ngăn cản chàng. Dù vậy, với sự giúp đỡ của ông lão, chàng Ngốc đã vượt qua tất cả các thử thách một cách xuất sắc.

Cuối cùng, lòng tốt và tính cách không nản lòng của chàng Ngốc đã giúp chàng đạt được hạnh phúc, lên ngôi vua và sống bên công chúa. Câu chuyện không chỉ mang tính giải trí mà còn gửi gắm thông điệp về giá trị của lòng tốt và kiên trì.

„Con ngỗng vàng“ là một câu chuyện cổ tích thú vị của anh em nhà Grimm, mang trong mình nhiều bài học đạo đức sâu sắc thông qua những tình tiết hài hước và bất ngờ.

Dưới đây là một số cách diễn giải khác nhau của câu chuyện

Lòng tốt và sự hào phóng: Chàng Ngốc, người luôn bị coi thường, đã thể hiện lòng tốt và sự hào phóng của mình bằng cách chia sẻ phần ăn nghèo nàn với ông lão. Điều này đã đem lại cho anh những phần thưởng và cơ hội mà hai người anh khôn ngoan nhưng ích kỷ không có được. Câu chuyện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ và giúp đỡ người khác mà không mong nhận lại điều gì.

Ngụ ý về sự may mắn và định mệnh: Mặc dù bị gọi là chàng Ngốc, nhân vật chính của câu chuyện lại là người cuối cùng đạt được hạnh phúc và thành công, điều mà hai người anh trai thông minh hơn không thể có được. Điều này cho thấy rằng đôi khi may mắn và định mệnh có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của một người.

Sự hấp dẫn của những điều kỳ diệu và bất ngờ: Hình ảnh những nhân vật bị dính chặt vào ngỗng vàng thể hiện sức mạnh của sự tò mò và lòng tham. Những điều kỳ diệu không chỉ mang đến tiếng cười mà còn là bài học về hậu quả của những hành động mà con người không lường trước.

Cách nhìn nhận giá trị bản thân và xã hội: Xã hội trong câu chuyện đã đánh giá thấp chàng Ngốc chỉ vì vẻ ngoài và cái tên của anh. Tuy nhiên, chàng đã cho thấy giá trị thực sự của mình qua những hành động tử tế và hào phóng, và cuối cùng giành được công chúa và vương quốc. Câu chuyện khuyến khích người đọc nhìn nhận giá trị của một người không chỉ qua vẻ bề ngoài mà thông qua lòng tốt và hành động của họ.

Tinh thần vui vẻ và hạnh phúc: Câu chuyện khép lại với một cái kết vui vẻ, nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm vui và tiếng cười trong cuộc sống. Cô công chúa nghiêm nghị đã không thể cưỡng lại được sự hài hước của tình huống mà chàng Ngốc tạo ra, cho thấy rằng niềm vui có thể chạm tới trái tim của bất kỳ ai.

Nhờ những tình tiết vui nhộn và bài học nhân văn, „Con ngỗng vàng“ không chỉ mang lại những suy ngẫm sâu sắc mà còn đem lại niềm vui và hy vọng cho người đọc.

„Con ngỗng vàng“ là một trong những câu chuyện cổ tích cổ điển của Anh em nhà Grimm, nổi bật với những yếu tố quen thuộc trong cổ tích như nhân vật „chàng Ngốc“, phép màu và bài học đạo đức.
Dưới đây là phân tích ngôn ngữ học của truyện:

Cấu trúc và cốt truyện

Câu chuyện được xây dựng theo cấu trúc cổ điển của truyện cổ tích, với nhân vật chính trải qua ba thử thách chính để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Câu chuyện có sự khởi đầu, phát triển và kết thúc rõ ràng

Mở đầu: Giới thiệu các nhân vật chính (ba anh em, ông lão tóc bạc phơ) và đặt ra tình huống ban đầu.

Phát triển: Các sự kiện chính – chàng Ngốc chia sẻ đồ ăn với ông lão, nhận được phần thưởng; ba chị em và những người khác dính vào con ngỗng, chàng Ngốc giải quyết các thử thách mà vua đề ra.

Kết thúc: Chàng Ngốc thành công giành được lòng công chúa và trở thành vua.

Nhân vật

Chàng Ngốc: Nhân vật chính tuy bị coi thường nhưng có tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng chia sẻ dù bản thân không có nhiều. Đặc điểm của chàng lặp lại hình ảnh thường thấy trong truyện cổ tích, đó là người tốt bụng và „ngốc nghếch“ cuối cùng lại là người chiến thắng.

Ông lão tóc bạc phơ: Đại diện cho yếu tố phép màu và là người trao thưởng cho sự tử tế của chàng Ngốc.

Các nhân vật phụ: Như ba cô gái, cha xứ, người giữ đồ thánh và nông dân là những nhân vật hài hước, tạo nên yếu tố gây cười và cũng là những thử thách trong hành trình của chàng Ngốc.

Ngôn ngữ và phong cách

Ngôn từ: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, trực tiếp phù hợp với đối tượng trẻ em.

Lối kể chuyện: Mang tính chất liệt kê, tuần tự, dễ theo dõi cấu trúc câu chuyện.

Yếu tố lập lại: Các chi tiết lặp đi lặp lại như việc ba người con trai lần lượt vào rừng, các cô gái và những người khác dính chặt vào ngỗng vàng tạo nhịp điệu truyện hấp dẫn và dễ nhớ.

Chủ đề và bài học

Lòng tốt và sự tử tế: Thông điệp cốt lõi của truyện là lòng tốt và sự tử tế sẽ được đền đáp. Chàng Ngốc dù ban đầu bị coi thường, nhưng nhờ tấm lòng thiện bụng lại gặt hái được thành công lớn nhất.

Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí: Những hành động không tốt của các anh trai và các cô gái bị trừng phạt ngay lập tức. Đây là yếu tố giáo dục dạy về nhân quả.

Phép màu: Như nhiều truyện cổ tích khác, yếu tố phép màu cho thấy niềm tin rằng điều tốt đẹp luôn xảy ra đối với những người xứng đáng.

Truyện „Con ngỗng vàng“ là một minh chứng rõ rệt cho việc sử dụng các yếu tố quen thuộc trong cổ tích để truyền tải bài học đạo đức sâu sắc, thông qua ngôn ngữ và phong cách giản dị mà hiệu quả.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 64
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 571
Bản dịchDE, EN, EL, DA, ES, FR, PT, HU, IT, JA, NL, PL, RO, RU, TR, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson15.5
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục97.3
Flesch–Kincaid Grade-Level3.5
Gunning Fog Chỉ mục6.2
Coleman – Liau Chỉ mục3.4
SMOG Chỉ mục4
Chỉ số khả năng đọc tự động1.7
Số lượng ký tự7.835
Số lượng chữ cái5.803
Số lượng Câu115
Số lượng từ1.783
Số từ trung bình cho mỗi câu15,50
Các từ có hơn 6 chữ cái0
Phần trăm các từ dài0%
Tổng số Âm tiết1.977
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,11
Các từ có ba Âm tiết2
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết0.1%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch