Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Bảy người xứ Schwaben
Bảy người xứ Schwaben Märchen

Bảy người xứ Schwaben - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 9 phút

Ngày xửa ngày xưa có bảy người Schwaben sống chung với nhau. Người thứ nhất tên là Schulz, người thứ hai là Jackli, người thứ ba là Marli, người thứ tư là Jergli, người thứ năm là Michal, người thứ sáu là Hans, người thứ bảy là Veitli. Bảy người dự định đi chu du thiên hạ, tìm thú vui trong phiêu lưu mạo hiểm, lập những kỳ tích to lớn. Để cho vững tâm, họ cũng muốn có khí giới nắm trong tay, nên họ thuê thợ rèn làm cho mây giáo thật dài, chắc chắn, nhưng chỉ làm một cây duy nhất ấy thôi.

Bảy người xứ Schwaben Truyện cổ tíchHình ảnh: Georg Mühlberg (1863-1925)

Cả bảy người cùng nắm giữ cây giáo. Đi đầu là người táo tợn nhất, cường tráng, dáng nam nhi nhất đoàn, tất nhiên là anh Schulz rồi. Và họ đứng nối đuôi nhau theo thứ tự ấy, người đứng cuối hàng là Veitli. Chuyện xảy ra như sau: Một hôm, giữa mùa cỏ khô, khi cả bọn đã đi được một thôi đường dài, chỉ còn một quãng ngắn nữa là tới làng – nơi họ định trú đêm, thì trên đồng cỏ bỗng có một con gì đó (có thể là một con bọ hung lớn hoặc một con ong bầu) bay phía sau đám lau sậy, tiếng đập cánh nghe rất đáng nghi ngại. Schulz giật bắn mình, sợ đến nỗi mồ hôi mồ kê túa ra như tắm, tí nữa thì đánh rơi cả giáo xuống đất.

Bảy người xứ Schwaben Truyện cổ tíchHình ảnh: Georg Mühlberg (1863-1925)

Anh ta gọi đồng đội:

– Lắng nghe! Lắng nghe coi! Trời ơi, rõ ràng tôi nghe có tiếng trống trận! Jackli đứng ngay cạnh, chẳng hiểu ngửi thấy mùi gì, cũng la tướng lên.

– Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, nhất định có chuyện, tôi ngửi thấy mùi thuốc súng và ngòi nổ.

Bảy người xứ Schwaben Truyện cổ tíchHình ảnh: Georg Mühlberg (1863-1925)

Nghe tiếng hô hoán ấy, Schulz bỏ giáo bổ nhào đâm đầu chạy, thoắt một cái chàng ta đã nhảy được qua hàng rào, chân giẫm phải răng chiếc cào mà người làm cỏ để nằm sát bờ rào, cán cào bật lên, giáng cho chàng ta một cái nên thân vào giữa mặt. Schulz kêu la ầm ĩ:

– Ối đau quá! Ối đau quá! Cứ việc bắt tôi làm tù binh, tôi xin hàng rồi!

Bảy người xứ Schwaben Truyện cổ tíchHình ảnh: Georg Mühlberg (1863-1925)

Sáu người kia, mạnh ai nấy chạy, xô chồng lên cả nhau, rồi la hét:

– Cậu đã hàng thì tớ cũng hàng! Cậu đã hàng thì tớ cũng hàng! Đợi mãi chẳng thấy kẻ thù nào tới trói dẫn đi. Lúc bấy giờ cả bọn mới biết là do mình quá hoảng hốt, thần hồn nát thần tính đó thôi. Để mọi người không biết chuyện này, khỏi phải bị mỉa mai, chế giễu, bảy người thề với nhau quyết giữ mồm giữ miệng, không nhắc tới chuyện ấy nữa, trừ khi có người nào nhỡ mồm nói ra. Sau đó họ lại tiếp tục đi. Cơn nguy hiểm thứ hai mà họ trải qua không thể đem so sánh với nỗi nguy hiểm lần thứ nhất được. Sau mấy ngày đi, giờ họ đang qua một cánh đồng hoang. Họ thấy một con thỏ ngủ ngồi dưới nắng, hai tai vểnh cao, đôi mắt to và trong suốt mở trừng trừng như nhìn ai. Cả bọn nghĩ, có lẽ đó là một giống thú rừng dữ tợn, liền bàn với nhau làm thế nào tránh được hiểm họa này.

Bảy người xứ Schwaben Truyện cổ tíchHình ảnh: Georg Mühlberg (1863-1925)

Họ muốn co cẳng chạy nhưng lại sợ con quái kia đuổi theo, nuốt chửng cả bọn. Họ nói với nhau:

– Chúng ta đành phải giao chiến với con quái vật này một trận thật ác liệt. Dám liều đánh là đã thắng một nửa rồi đấy. Bảy người cùng nắm chắc cây giáo. Schulz đứng đầu, đứng cuối hàng là Veitli. Trong lúc Schulz ở hàng đầu còn muốn nắm chắc ngọn giáo thủ thế thì Veitli ở cuối hàng đã tỏ ra dũng cảm, tính đánh luôn, gã thét. Xông tới, đâm đi, hãy vì danh dự người Schwaben,
Không tôi chúc các anh què liệt bây giờ. Nhưng Hans hiểu rất rõ tâm địa Veitli và nói:

Trong đám đông thì anh tán,
Lúc đánh rồng anh chỉ dám đứng cuối thôi. Michal cũng hét:

Một sợi tóc cũng chẳng còn,
Đúng con quỷ đó, chứ còn ai! Rồi đến lượt Jackli nói:

Không phải, chính nó hay sao. Hay là mẹ nó, hay người anh em? Marli chợt nảy ra một ý hay. Gã nói với Veitli:

Lên đi, Veitli, lên đi
Tôi xin ủng hộ, đứng sau anh mà! Nhưng Veitli không nghe. Jackli nói:

Đi đầu phải là anh Schulz,
Vinh quang phú quý, anh hùng, chính anh! Lúc đó Schulz cố trấn tĩnh, trịnh trọng tuyên bố:

Nào ta can đảm xông lên,
Trên tài hảo hán, xứng tên anh hùng! Bảy người xông thẳng vào con quái. Schulz run lẩy bẩy tay làm dấu, mồm cầu trời phù hộ, nhưng thấy cũng chẳng ích lợi gì mà mình thì mỗi lúc lại gần kẻ thù hơn trước. Sợ quá, chàng thét lớn:

– Chạy! Chạy mau thôi! Trời ơi, chạy mau thôi! Tiếng la hét làm thỏ giật mình tỉnh giấc, vụt chạy băng đồng. Sun nhìn thấy kẻ thù chạy trốn, mừng rỡ kêu lên:

Thật nhanh như chớp, Veitli
Có biết con đó tên gì hay không? Co giò rút chạy băng đồng
Chính danh thỏ đế, mình không thể ngờ! Tuy vậy, bảy người Schwaben vẫn thích phiêu lưu mạo hiểm. Họ tới bên bờ sông Moden , nước lặng và sâu, đầy rong rêu, có một vài cái cầu bắc qua sông, nhiều chỗ người ta còn dùng thuyền để qua. Vì cả bảy người đều không biết chuyện đó, họ gọi với sang bên kia sông hỏi một người đang cắm cúi làm đồng, cách sang sông. Người này, phần vì không biết tiếng Schwaben, phần vì cách xa quá nên không hiểu bảy người kia muốn nói gì. Nên hỏi lại bằng tiếng Trier:

– Hỏi c…ái gì? H…ỏi c…ái gì?

Bảy người xứ Schwaben Truyện cổ tíchHình ảnh: Georg Mühlberg (1863-1925)

Nghe không rõ, Schulz cứ tưởng người ta nói:

– L…ội đi. L…ội mà sang! Schulz là người đi đầu, nghe vậy, cứ xăm xăm xuống sông Moden. Chỉ được một vài bước đã bị thụt xuống bùn, chìm nghỉm dưới làn nước xoáy sâu, mũ của chàng bị gió thổi tạt sang bờ bên kia. Có một con ếch nhảy lên chóp mũ ngồi, rồi kêu:

– L…ội, l…ội, l…ội đi.

Bảy người xứ Schwaben Truyện cổ tíchHình ảnh: Georg Mühlberg (1863-1925)

Sáu người còn lại nghe tiếng kêu từ phía bên kia vọng lại, họ bảo nhau:

– Anh bạn đường của chúng ta, anh Schulz đấy, anh ta gọi chúng ta đấy. Anh ta lội sang được, tại sao chúng ta lại không lội được nhỉ? Cả sáu người nhảy ùa xuống sông và bị chết đuối. Thành thử chỉ vì một con ếch mà chết sáu mạng người. Cả đoàn Schwaben ấy không có một ai sống sót trở về.

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

Câu chuyện „Bảy người xứ Schwaben“ của anh em nhà Grimm là một trong những truyện cổ tích mang đậm tính hài hước và châm biếm. Câu chuyện xoay quanh bảy người đàn ông đến từ vùng Schwaben, với những tính cách hài hước, nhút nhát và có phần ngốc nghếch. Dù họ khao khát phiêu lưu và lập kỳ tích, nhưng lại luôn gặp phải những tình huống dở khóc dở cười do sự hoảng loạn và thiếu suy xét của mình.

Qua câu chuyện, anh em nhà Grimm đã gửi gắm nhiều bài học về sự thận trọng và tầm quan trọng của việc giữ bình tĩnh trong những tình huống khó khăn. Hơn nữa, tác phẩm còn truyền tải ý nghĩa về sức mạnh của đoàn kết và lòng dũng cảm, dù cho những nhân vật trong truyện thường hành động một cách vụng về và không khôn ngoan.

Điểm hài hước trong câu chuyện nằm ở những phản ứng thái quá và hiểu lầm của nhóm người Schwaben trước những tình huống chẳng đáng sợ mà họ gặp phải, như việc sợ hãi trước tiếng bay của một con côn trùng hoặc cho rằng con thỏ là quái thú. Kết thúc của câu chuyện cũng là một lời cảnh tỉnh về hậu quả của việc hành động mà không suy nghĩ kỹ càng, dẫn đến kết cục bi thảm cho cả nhóm.

Câu chuyện „Bảy người xứ Schwaben“ của anh em nhà Grimm là một câu chuyện cổ tích hài hước, đầy màu sắc trào phúng về sự dũng cảm ngốc nghếch. Bảy người đàn ông Schwaben trong câu chuyện này tượng trưng cho sự thiếu hiểu biết và tính dễ bị kích động, dẫn đến những tình huống hài hước và ngớ ngẩn.

Các yếu tố chính của câu chuyện

Tính Dễ Bị Kích Động: Cả bảy người dễ dàng bị hoảng sợ bởi những âm thanh vô thưởng vô phạt, như tiếng ong bầu bay qua, mà họ nhầm là tiếng trống trận. Những sự hiểu lầm này khiến nhóm rơi vào tình huống dở khóc dở cười.

Sự Thổi Phồng: Những nhân vật chính thích thổi phồng những nguy hiểm họ gặp phải, như khi nhìn thấy một con thỏ, họ nghĩ đó là một quái vật kinh khủng.

Hậu Quả của Sự Ngốc Nghếch: Câu chuyện kết thúc bi thảm cho bảy người khi họ hiểu sai thông điệp từ một cư dân địa phương và cố gắng lội qua sông thay vì tìm một cây cầu hay thuyền, dẫn đến việc họ bị chết đuối.

Thông điệp và Bài học: Câu chuyện nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiểu biết và điều tra kỹ lưỡng trước khi hành động, thay vì để sự tưởng tượng và nỗi sợ dẫn dắt. Nó cũng châm biếm sự tự phụ và thái độ anh hùng một cách mù quáng mà không có cơ sở thực tế.

Tóm lại, „Bảy người xứ Schwaben“ không chỉ là một câu chuyện vui nhộn mà còn là một bài học sâu sắc về việc cần phải suy nghĩ kỹ càng, kiềm chế sự sợ hãi vô lý, và tránh để sự tưởng tượng dẫn dắt đến những hành động bất cẩn.

Truyện „Bảy người xứ Schwaben“ của anh em nhà Grimm là một ví dụ điển hình về cách mà văn hóa dân gian và truyện cổ tích thường sử dụng để truyền tải các thông điệp và bài học đạo đức thông qua sự hài hước và những tình huống phi lý. Nhìn qua lăng kính ngôn ngữ học, chúng ta có thể thấy những yếu tố nổi bật trong câu chuyện này.

Ngôn Ngữ và Nhân Vật: Các nhân vật trong truyện được giới thiệu bằng tên gọi đặc trưng, điều này không chỉ nhân cách hóa mà còn tạo sự gần gũi với người nghe. Việc mỗi nhân vật có tên riêng biệt giúp duy trì nhịp điệu kể chuyện và góp phần vào yếu tố hài hước của câu chuyện. Ngôn ngữ các nhân vật sử dụng thường đơn giản, gần gũi, mang tính đối thoại, điều này giúp truyền tải nhanh chóng cảm xúc và tinh thần truyện đến người nghe.

Ngữ Cảnh và Hiện Tượng: Ngữ cảnh truyện xảy ra trong các tình huống đời thường nhưng đột nhiên trở nên phi lý khi các nhân vật phản ứng quá mức với những sự kiện không quá đe dọa (như tiếng côn trùng hay con thỏ). Điều này gợi nhắc đến việc con người thường cảm thấy sợ hãi và lãng phí năng lượng vào những nguy cơ không thực sự hiện hữu. Cách hiểu nhầm ngôn ngữ giữa các nhân vật và người nông dân thể hiện sự đa dạng và phức tạp của ngôn ngữ, khi sự khác biệt về phương ngữ và ngữ điệu có thể dẫn đến những hậu quả không ngờ.

Yếu Tố Hài Hước và Bài Học: Truyện sử dụng sự phi lý và hài hước để truyền tải bài học về sự thiếu hiểu biết và cẩn thận. Hành động quá khích và thiếu suy xét của nhóm Schwaben dẫn họ đến những tình huống bi hài và cuối cùng là kết cục bi thảm. Hài hước thể hiện rõ trong các đoạn hội thoại và cách mà các nhân vật phản ứng một cách tự nhiên nhưng khôi hài với tình huống không đáng sợ.

Phong Cách Kể Chuyện: Truyện được kể theo trình tự tuyến tính, với sự kiện diễn ra liên tục dẫn dắt người đọc hoặc người nghe từ tình huống hài hước này đến tình huống hài hước khác. Cách kể chuyện này giữ cho mạch truyện sinh động và dễ theo dõi. Việc sử dụng câu cảm thán và đối thoại trực tiếp tạo một không gian tương tác mà người nghe có thể hình dung và tham gia vào diễn biến câu chuyện.

Kết luận

Thông qua câu chuyện về bảy người Schwaben, anh em nhà Grimm đã sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng sâu sắc để truyền tải những bài học về lòng dũng cảm, sự cẩn trọng, và cách tiếp cận những tình huống trong cuộc sống. Những yếu tố ngôn ngữ học được vận dụng một cách khéo léo để khắc họa sự hài hước và mang lại những bài học đạo đức ẩn sâu trong sự hài hước ấy.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 119
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 1321C
Bản dịchDE, EN, ES, FR, PT, HU, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson13.1
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục97.7
Flesch–Kincaid Grade-Level2.8
Gunning Fog Chỉ mục5.4
Coleman – Liau Chỉ mục4
SMOG Chỉ mục5.1
Chỉ số khả năng đọc tự động0.8
Số lượng ký tự5.336
Số lượng chữ cái3.927
Số lượng Câu92
Số lượng từ1.165
Số từ trung bình cho mỗi câu12,66
Các từ có hơn 6 chữ cái5
Phần trăm các từ dài0.4%
Tổng số Âm tiết1.326
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,14
Các từ có ba Âm tiết10
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết0.9%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch