Thời gian đọc cho trẻ em: 15 phút
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia, khi họ còn giàu có thì lại chẳng có mụn con nào cả. Đến khi họ tán gia bại sản, nghèo khó thì lại sinh được một mụn con trai, nhưng vì họ nghèo quá nên chẳng ai nhận làm cha đỡ đầu đứa bé. Người chồng bảo vợ, mình sẽ đi nơi khác xem có ai nhận đỡ đầu không. Trên đường đi bác ta gặp một người, người này hỏi bác đi đâu. Bác nói, bác đi tìm xem có ai nhận làm cha đỡ đầu không. Người kia nói:
– Các bác nghèo, tôi cũng nghèo. Tôi xin nhận làm cha đỡ đầu cho cháu, nhưng tôi chẳng có gì cho cháu cả. Bác về nhà đi, bảo bà mụ mang cháu tới nhà thờ. Khi mọi người có mặt ở nhà thờ, thì người đàn ông kia đã đứng chờ ở đó. Cha đỡ đầu đặt tên cho đứa bé là Ferdinand getreu. Khi mọi người ra khỏi nhà thờ cha đỡ đầu nói:
– Thôi cứ về nhà đi. Tôi chẳng có gì cho cháu. Các bác cũng chẳng cần biếu tôi cái gì. Cha đỡ đầu đưa cho bà mụ một chiếc chìa khóa và dặn đưa lại chiếc chìa khóa ấy cho cha đứa bé. Khi nào đứa con trai được mười bốn tuổi thì trao cho nó chiếc chìa khóa. Nó cầm chiếc chìa khóa ra thảo nguyên, ở đó có một lâu đài. Nó có thể lấy chìa khóa để mở cửa lâu đài. Lâu đài đó chính là của đứa con trai. Bảy năm đã trôi qua, một hôm đứa bé ngồi chơi với chúng bạn, nghe chúng bạn kể những đồ được cha đỡ đầu cho, tủi thân đứa bé khóc và đi về nhà. Nó hỏi cha:
– Sao cha đỡ đầu lại chẳng cho con một cái gì cả? Người cha nói:
– Có đấy chứ, con có chiếc chìa khóa đây, con cầm lấy và đi ra thảo nguyên, ở đó có một lâu đài, con hãy lấy chìa khóa mở lâu đài. Đứa bé ra thảo nguyên, nhưng chẳng thấy lâu đài nào cả. Lại bảy năm nữa trôi qua, giờ đây đứa bé đã mười bốn tuổi, nó lại đi ra thảo nguyên. Đúng là ở thảo nguyên có một lâu đài. Cậu bé mở cổng, ở trong lâu đài chẳng có gì cả ngoài con bạch mã. Cậu bé mừng rỡ vì giờ đây cậu đã có ngựa. Cậu nhảy lên ngựa và phi về với cha mình. Cậu tự nhủ:
– Giờ thì mình cũng có một con bạch mã, mình có thể cưỡi ngựa đi chu du thiên hạ. Dọc đường cậu nhìn thấy một cái bút lông, cậu định nhặt, nhưng rồi lại thôi, vì cậu nghĩ thế nào cũng còn nhìn thấy bút lông. Bỗng cậu nghe có tiếng người nói:
– Ferdinand trung thực, hãy nhặt lấy chiếc bút lông! Cậu nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Cậu cúi xuống nhặt chiếc bút lông. Đi được một quãng đường thì cậu tới một bờ sông, cậu nhìn thấy một con cá nằm ở trên bờ đang ngáp, cậu bảo:
– Đợi nhé, cá thân yêu, ta sẽ thả ngươi xuống nước. Cậu cầm cá thả xuống nước. Cá ngoi đầu lên và nói:
– Anh đã cứu tôi ra khỏi bùn đất, tôi muốn tặng anh một chiếc sáo. Mỗi khi anh gặp khó khăn, anh chỉ cầm sáo thổi là tôi sẽ tới giúp đỡ anh. Nếu có thứ gì rơi xuống nước, anh cũng thổi sáo, tôi sẽ tới lấy lên cho anh. Cậu cưỡi ngựa đi được một thôi đường thì có người tới hỏi cậu định đi đâu. Cậu nói:
– Chà, tôi muốn tới vùng gần đây.
– Thế anh tên là gì?
– Ferdinand trung thực. Người kia nói:
– Tên tôi cũng na ná tên anh. Tôi tên là Ferdinand không trung thực. Rồi hai người lên đường tới đó và ngủ lại ở một quán trọ. Điều tệ hại là Ferdinand không trung thực đọc được suy nghĩ và cách làm của người khác, vì anh ta biết nhiều loại bùa phép. Ở trong quán trọ có một cô gái mặt mũi sáng sủa và xinh đẹp, cô lại đem lòng thương chàng trai tuấn tú Ferdinand trung thực, cô hỏi chàng đi đâu. Ferdinand trung thực nói là muốn đi chu du thiên hạ. Cô gái bảo, Ferdinand trung thực nên ở lại. Vua đang cần một người hầu, hoặc một người đưa đường. Chàng trả lời là mình không tiện tới. Cô gái nói:
– Ồ, em sẽ tới xin cho chàng. Cô gái tới tâu với vua rằng, có một chàng trai xin làm người hầu trong hoàng cung. Nhà vua cho vời Ferdinand trung thực tới làm người hầu. Nhưng chàng trai lại muốn làm một người dẫn đường, để luôn được sống bên con bạch mã của mình. Nhà vua bèn cho cậu làm người dẫn đường. Khi biết tin đó, Ferdinand không trung thực bèn chạy tới chỗ cô gái và nói:
– Sao cô giúp đỡ anh ta, mà không giúp đỡ tôi?
– Được rồi, tôi cũng sẽ giúp anh! Cô gái đáp như vậy, nhưng trong lòng lại nghĩ: „Không thể tin tưởng con người này, mình không thể xem như bạn bè được!.“ Rồi cô cũng tới gặp đức vua để xin cho anh ta làm người hầu. Nhà vua cũng nhận. Sáng sáng, khi Ferdinand không trung thực mặc quần áo cho nhà vua, vua thường nói:
– Ôi! Nếu người mà ta yêu dấu ở bên ta thì tốt biết bao! Ferdinand không trung thực vốn ganh ghét Ferdinand trung thực, nên một lần, khi nhà vua lại than vãn thì hắn nói:
– Bệ hạ có một người dẫn đường. Bệ hạ hãy phái anh ta đi đón người mà bệ hạ yêu dấu tới. Nếu anh ta không làm được thì bệ hạ hãy chặt phăng cái đầu của anh ta cho rơi xuống chân! Nhà vua cho gọi Ferdinand trung thực tới và phán rằng, hãy đi đón người yêu dấu đang sống ở xứ xa xôi kia về hoàng cung, nếu không làm thì sẽ bị xử trảm! Ferdinand trung thực tới chuồng ngựa đứng khóc và than thở với con bạch mã của mình:
– Ôi, tôi thật là một người bất hạnh! Bỗng phía sau chàng có tiếng nói:
– Ferdinand trung thực, chàng khóc gì vậy? Chàng trai ngoái nhìn quanh, nhưng không thấy ai nên lại than thở:
– Ôi, bạch mã thân yêu của ta! Ta phải xa mi. Và lần này, chắc gì ta thoát được chết! Lại có tiếng người nói:
– Ferdinand trung thực, chàng khóc gì vậy? Lúc này chàng trai mới phát hiện là chính con bạch mã hỏi mình. Bạch mã yêu quý, chính mi hỏi phải không? Mi biết nói phải không? Rồi chàng nói tiếp: „Ta phải tới nơi xa xôi kia để đón người vợ chưa cưới của vua. Mi có biết, ta nên bắt đầu như thế nào không?.“
Bạch mã đáp:
– Chàng hãy tới trình với vua và nói, nếu có đủ những thứ cần thiết thì chàng sẽ đi đón cô ta về. Nhà vua phải cấp cho chàng một thuyền đầy ắp bánh mì. Ở biển có người khổng lồ, nếu chàng không đem thịt cho bọn họ thì họ sẽ xé xác chàng. Ở đó còn có loài chim lớn, nếu chàng không có bánh mì thì chúng sẽ mổ chàng mù mắt! Nhà vua ra lệnh cho lò sát sinh và lò bánh trong khắp nước phải lo làm sao chất lên đầy một thuyền thịt và một thuyền đầy bánh mì. Khi có đủ thịt và bánh mì thì bạch mã bảo Ferdinand trung thực:
– Bây giờ chàng hãy cưỡi ngựa lên thuyền. Khi gặp bọn người khổng lồ thì chàng nói:
– Bình tĩnh, bình tĩnh nào, những người khổng lồ thân yêu của tôi. Tôi biết sẽ gặp các người. Nên mang quà tới đây cho các người! Khi thấy chim bay tới thì chàng nói:
– Bình tĩnh, bình tĩnh nào, các con chim thân yêu của ta. Ta biết các ngươi sẽ tới
Nên mang quà tới đây cho các ngươi! Họ sẽ không làm gì chàng đâu, khi chàng tới cung điện của công chúa, những người khổng lồ sẽ giúp chàng. Chàng dẫn mấy người khổng lồ cùng đi. Công chúa đang nằm ngủ ở trong đó. Chàng không cần đánh thức nàng, mà bảo những người khổng lồ khênh nàng cùng với chiếc giường của nàng đưa xuống thuyền. Mọi việc đã xảy ra đúng như lời bạch mã nói, Ferdinand trung thực đã mang thịt, bánh mì cho những người khổng lồ và lũ chim, vì vậy những người khổng lồ bằng lòng khênh công chúa cùng theo giường của nàng xuống thuyền. Thuyền chạy thẳng tới nơi đức vua. Khi tới chỗ nhà vua, công chúa thì nói rằng, các đồ dùng để viết vẫn còn để ở trong cung điện của nàng, nếu không có nó, nàng không thể sống được! Bị Ferdinand không trung thực xúi khích nên nhà vua lại ra lệnh, Ferdinand trung thực phải đến cung điện lấy những thứ đó cho công chúa, nếu không sẽ bị xử trảm. Chàng trai lại tới chuồng ngựa, vừa khóc vừa nói:
– Trời, bạch mã thân yêu của ta! Bây giờ ta phải đi một lần nữa! Ta phải làm gì nhỉ? Bạch mã nói:
– Thuyền phải chất đầy thịt và bánh mì. Rồi mọi chuyện xảy ra cũng giống như lần trước, khi những người khổng lồ và lũ chim lớn ăn no thịt và bánh mì thì chàng sẽ bình yên vô sự. Khi tới nơi, chỉ mình chàng vào cung điện, các đồ dùng để viết của công chúa ở trong phòng ngủ của nàng. Ferdinand trung thực bước vào cung điện và lấy được những thứ đó. Khi chàng ra tới bờ sông, chiếc bút lại rơi xuống nước. Lúc đó bạch mã nói:
– Lần này thì tôi không có cách gì giúp chàng nữa rồi! Chàng bỗng nhớ tới chiếc sáo, bèn lấy ra thổi. Lập tức cá xuất hiện, mồm nó ngậm chiếc bút, bơi lại giao cho chàng. Chàng mang được các đồ dùng để viết của công chúa về tới cung điện của vua. Hôn lễ của nhà vua được cử hành. Hoàng hậu không yêu vua, vì vua không có mũi, mà lại yêu chàng Ferdinand trung thực. Một lần, khi có mặt đông đủ các đại thần triều đình, hoàng hậu nói rằng mình có một biệt tài là có thể chặt rơi đầu một người rồi lắp lại được như cũ, chỉ cần có người dám để nàng thử cho mọi người xem. Chẳng một ai muốn cho thử, Ferdinand không trung thực lại xúi nhà vua, khiến Ferdinand trung thực lại phải bước ra. Hoàng hậu chặt đầu chàng trai, rồi lắp lại. Vết thương liền lại ngay, chỉ nhìn thấy một vết hồng ở cổ. Nhà vua nói với hoàng hậu:
– Hoàng hậu yêu dấu, nàng học ở đâu điều này vậy? Hoàng hậu nói:
– Thưa thiếp biết phép thuật này. Để thiếp cũng thử với bệ hạ một lần được không!
– Được chứ! – Vua nói. Sau khi chặt đầu vua, hoàng hậu đã không lắp lại cho tốt, tựa như nàng không thể làm được như vậy, và hình như cái đầu không chịu liền lại. Thế là nhà vua bị đem chôn. Nàng và Ferdinand trung thực kết hôn với nhau. Chàng vẫn cưỡi con bạch mã của chàng. Có lần khi chàng đang cưỡi thì bạch mã nói, chàng hãy ra đồng cỏ kia và phi ngựa chạy ba vòng. Chàng làm theo lời nó thì bỗng nhiên con bạch mã đứng thẳng lên bằng hai chân sau, và biến thành một hoàng tử.

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
„Ferdinand trung thực và Ferdinand không trung thực“ là một câu chuyện cổ tích của Anh em nhà Grimm, chứa đựng nhiều yếu tố kỳ diệu và bài học nhân sinh. Câu chuyện kể về hai nhân vật chính, Ferdinand trung thực và Ferdinand không trung thực, cũng như những thử thách và cơ hội mà họ gặp phải.
Bối cảnh và nhân vật: Câu chuyện bắt đầu với một gia đình nghèo khó có đứa con trai duy nhất tên là Ferdinand trung thực. Gia đình không thể tìm được ai nhận làm cha đỡ đầu cho đứa bé cho đến khi họ gặp một người đàn ông kỳ lạ, người này tự nguyện nhận vai trò đó. Khi lớn lên, Ferdinand trung thực được trao cho chiếc chìa khóa dẫn tới một lâu đài và bắt đầu cuộc hành trình của mình. Ferdinand không trung thực là nhân vật đối lập với Ferdinand trung thực. Hắn có khả năng đọc suy nghĩ và dùng bùa phép để gây khó khăn cho Ferdinand trung thực.
Nội dung chính: Câu chuyện xoay quanh cuộc hành trình của Ferdinand trung thực, người đã làm nhiều việc tốt và nhận lại sự giúp đỡ từ những người và vật cậu đã cứu, như con cá, và con bạch mã. Cuối cùng, Ferdinand trung thực phải đối mặt với các thử thách do Ferdinand không trung thực đặt ra, nhưng nhờ sự giúp đỡ của bạch mã và sự trung thực của bản thân, cậu vượt qua tất cả. Ferdinand trung thực kết hôn với công chúa, trong khi Ferdinand không trung thực không đạt được mục đích của mình.
Các yếu tố kỳ diệu: Chiếc chìa khóa dẫn tới lâu đài và bạch mã có khả năng nói chuyện. Chiếc sáo thần kỳ được tặng bởi con cá để gọi giúp đỡ khi gặp khó khăn. Khả năng của hoàng hậu và những giấc mơ/chuyện xảy ra, mang lại sự cảm nhận huyền ảo cho câu chuyện.
Bài học và ý nghĩa: Câu chuyện truyền tải giá trị của sự trung thực và lòng tốt. Ferdinand trung thực, mặc dù không có tài sản và sức mạnh, nhưng nhờ sự chân thành và lòng nhân hậu, đã vượt qua mọi thử thách và được hưởng hạnh phúc. Trái lại, Ferdinand không trung thực, với những chiêu trò và mưu mô, cuối cùng không có được kết quả tốt đẹp. Nội dung cũng nhấn mạnh niềm tin vào những điều kỳ diệu và sự giúp đỡ bất ngờ đến từ những hành động tử tế.
„Ferdinand trung thực và Ferdinand không trung thực“ là một trong những câu chuyện cổ tích điển hình của Anh em nhà Grimm, phản ánh các giá trị đạo đức và bài học cuộc sống thông qua các tình huống thần kỳ và nhân vật gần gũi.
„Ferdinand trung thực và Ferdinand không trung thực“ là một câu chuyện cổ tích của Anh em nhà Grimm, trong đó đề cao lòng trung thực và phẩm chất tốt đẹp của con người. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo tên Ferdinand trung thực, người được một người đàn ông lạ mặt nhận làm cha đỡ đầu và để lại cho cậu một chiếc chìa khóa bí ẩn. Khi lớn lên, Ferdinand trung thực đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn, nhưng nhờ luôn giữ lòng trung thực, cùng với sự trợ giúp từ những người bạn động vật huyền bí như con bạch mã và cá, cậu đã vượt qua tất cả.
Trong câu chuyện, Ferdinand trung thực được đối chiếu với Ferdinand không trung thực, một nhân vật đầy mưu mô và biết nhiều loại bùa phép. Tuy nhiên, những mánh khóe của Ferdinand không trung thực lại không thể chiến thắng được sự chân thành và lòng trung thực của Ferdinand trung thực. Cuối cùng, Ferdinand trung thực chiến thắng và có được hạnh phúc bên công chúa, còn Ferdinand không trung thực không đạt được những gì hắn mong muốn.
Cốt truyện này thể hiện bài học về giá trị của sự trung thực và lòng tốt, cũng như niềm tin rằng những phẩm chất tốt đẹp sẽ được đền đáp xứng đáng. Câu chuyện cũng mang thông điệp rằng, dù trong hoàn cảnh khó khăn, việc giữ vững phẩm giá và lòng trung thực sẽ giúp con người vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu cao cả.
Câu chuyện „Ferdinand trung thực và Ferdinand không trung thực“ từ bộ sưu tập truyện cổ tích của Anh em nhà Grimm chứa đựng nhiều yếu tố ngôn ngữ và ý nghĩa sâu sắc thể hiện qua các nhân vật và sự kiện. Dưới đây là một phân tích ngôn ngữ học và chủ đề của câu chuyện này:
Ngôn ngữ và phong cách
Lời thuật chuyện: Câu chuyện được kể theo phong cách truyền thống của truyện cổ tích, với cách dẫn dắt trực tiếp, dễ hiểu và sử dụng nhiều câu thoại của nhân vật. Nhân vật trong truyện thường có những câu nói mang tính chất giáo huấn và bài học đạo đức.
Cấu trúc: Câu chuyện sử dụng cấu trúc lặp lại, điển hình trong các câu chuyện dân gian – ví dụ như việc Ferdinand trung thực thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau để chứng minh lòng trung thực và dũng cảm của mình.
Ngôn ngữ biểu tượng: Những vật phẩm và nhân vật như chìa khóa, con bạch mã, chiếc sáo, và các nhân vật khổng lồ, chim lớn đóng vai trò biểu tượng và thể hiện sự dẫn dắt, trợ giúp trên con đường đầy thử thách của nhân vật chính.
Nhân vật và biểu tượng
Ferdinand trung thực và Ferdinand không trung thực: Hai nhân vật này đại diện cho mặt đối lập của phẩm chất con người – trung thực và gian dối. Sự đối lập này tạo ra xung đột cốt truyện và cung cấp bài học đạo đức rõ ràng về giá trị của sự trung thực.
Con bạch mã: Đây là một biểu tượng phổ biến trong cổ tích, đại diện cho sự cao quý, trung thành, và cuối cùng, sự biến đổi – khi nó biến thành hoàng tử. Con bạch mã không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là người bạn đồng hành và cố vấn của Ferdinand trung thực.
Những người khổng lồ và chim lớn: Các sinh vật này xuất hiện như những thử thách nhưng cũng là người trợ giúp khi được đối xử tử tế và công bằng, biểu trưng cho mối quan hệ nhân quả trong hành động của con người.
Chủ đề và ý nghĩa
Lòng trung thực và phẩm hạnh: Câu chuyện nhấn mạnh vào giá trị đạo đức truyền thống như lòng trung thực, sự dũng cảm và lòng hiếu thảo. Ferdinand trung thực vượt qua thử thách nhờ vào phẩm hạnh của mình và nhận được phần thưởng xứng đáng.
Phép màu và biến đổi: Yếu tố phép thuật trong câu chuyện thường gắn liền với những hành động vị tha và trung thực, thể hiện niềm tin rằng cái thiện và sự chính nghĩa sẽ dẫn tới kết cục tốt đẹp.
Công lý và quả báo: Nhân vật Ferdinand không trung thực gặp phải thất bại và bị gạt ra bên lề, thể hiện niềm tin rằng những hành vi không trung thực cuối cùng sẽ bị trừng phạt.
Qua ngôn ngữ và cốt truyện, câu chuyện không chỉ giải trí mà còn truyền tải những thông điệp đạo đức sâu sắc thông qua các biểu tượng và nhân vật đặc thù.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 126 |
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mục | ATU Typ 531 |
Bản dịch | DE, EN, DA, ES, FR, PT, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 14.5 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 96.4 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 3.1 |
Gunning Fog Chỉ mục | 5.5 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 4.1 |
SMOG Chỉ mục | 5.8 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 1.1 |
Số lượng ký tự | 9.153 |
Số lượng chữ cái | 6.784 |
Số lượng Câu | 152 |
Số lượng từ | 2.004 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 13,18 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 26 |
Phần trăm các từ dài | 1.3% |
Tổng số Âm tiết | 2.298 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,15 |
Các từ có ba Âm tiết | 30 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 1.5% |