Thời gian đọc cho trẻ em: 15 phút
Ngày xửa ngày xưa, hoàng tử nước kia muốn xin cưới nàng Maleen đẹp tuyệt trần, con gái vua một nước hùng cường. Vì nhà vua định gả nàng cho một người khác nên lời hỏi của hoàng tử bị khước từ. Nhưng hoàng tử và Maleen rất mực thương yêu nhau, không muốn phải sống xa nhau. Một hôm, nàng Maleen thưa với vua cha:
– Con không thể nào và cũng không muốn lấy ai khác. Nhà vua nổi giận, truyền cho xây một cái tháp kín mít, không có ánh sáng mặt trời, cũng như mặt trăng nào lọt vào được trong tháp. Tháp xây xong, vua phán:
– Con phải sống ở trong tháp này bảy năm, cha muốn biết, liệu đến lúc đó con có còn bướng bỉnh nữa hay không. Trong tháp để đầy đủ thức ăn dùng trong bảy năm. Khi công chúa và người thị nữ đã vào trong tháp thì cửa được xây kín lại, hai người giờ đây sống cách biệt với trời đất bên ngoài.

Ở trong tháp tối không thể nào phân biệt được ngày và đêm. Hoàng tử thường lui tới quanh tháp, gọi tên nàng, nhưng tiếng gọi làm sao đi qua nổi những bức tường dày mà vào trong tháp. Họ còn biết làm gì nữa ngoài khóc than! Thời gian trôi qua, thức ăn đồ uống trong tháp đã cạn, công chúa biết là thời hạn bảy năm cũng sắp hết. Công chúa tưởng giờ phút giải thoát cũng sắp tới, nhưng nàng vẫn không nghe thấy tiếng búa phá tường, không thấy có một viên gạch, đá nào rơi ở tường xuống. Hình như nhà vua quên công chúa rồi! Thấy lương thực chỉ đủ dùng cho một thời gian ngắn và thấy trước cái chết bi thảm có thể tới với mình, công chúa nói:
– Trong bước đường cùng này, chúng ta phải tìm cách phá tường thôi. Nàng lấy dao ăn khoét vữa, khi nào mệt thì thị nữ làm tiếp. Làm mãi thì họ cũng lấy được viên đá thứ nhất ra, rồi viên thứ hai, thứ ba… Sau ba ngày thì ánh sáng mặt trời có thể rọi vào trong tháp, lỗ hổng đào cũng khá to, đủ để nhìn ngắm ra ngoài được. Trời trong xanh, một luồng gió mát thổi vào họ, nhưng quang cảnh sao mà điêu tàn vậy! Hoàng cung đổ nát, hoang tàn. Kinh thành, làng mạc bị đốt trụi, đồng ruộng bỏ hoang, không có một bóng người nào qua lại! Hai người tiếp tục đào, khi lỗ hổng to đủ để chui ra ngoài thì người thị nữ chui ra trước, nàng Malêen theo sau. Nhưng đi đâu bây giờ? Quân thù đã dày xéo đất nước, đuổi nhà vua, tàn sát trăm họ. Hai người định đi lang thang tìm một xứ sở khác, không chốn nương thân, không ai cho chút bánh nào ăn. Trong cảnh khốn cùng ấy, họ đành phải ăn vỏ, lá cây cho đỡ đói. Cuối cùng họ cũng tới một xứ sở khác, nhưng mỗi khi gõ cửa xin việc họ đều bị từ chối, hắt hủi, không ai động lòng thương tới tình cảnh của họ. Sau họ tới kinh thành, vào hoàng cung xin việc, nhưng ở đây người ta lại chỉ bảo họ nên đi nơi khác. Mãi sau có người đầu bếp nhận, bảo họ quét tro bếp. Hoàng tử con vua nước này chính là chồng chưa cưới của nàng Maleen. Vua cha hỏi cho chàng một người xấu cả người lẫn nết, ngày cưới đã được định, cô dâu cũng đã tới. Nhưng vì xấu quá, không muốn để ai thấy nàng nên cô dâu cấm cung, nàng Maleen phải bưng thức ăn vào trong buồng cho cô dâu. Sắp đến ngày đi nhà thờ làm lễ cưới, cô dâu thẹn vì mình xấu xí, sợ ló mặt ra đường sẽ bị thiên hạ nhạo báng, chê cười. Cô dâu gọi Maleen tới bảo:
– Thật là đại phúc cho mày! Tao bị sai khớp xương nên không đi ra phố được. Mày hãy thay tao, mặc quần áo cô dâu vào. Thật không còn vinh dự nào lớn hơn cho mày nữa.

Nàng Maleen mới khước từ:
– Tôi đâu dám nhận phần vinh dự đó. Cô dâu lấy vàng mua chuộc nàng cũng chối từ. Cô dâu tức giận nói:
– Nếu không nghe lời tao thì toi mạng. Ta chỉ nói một lời là đầu lìa khỏi cổ. Nàng Maleen đành tuân lời, mặc quần áo cô dâu, đeo đồ trang sức, nom nàng đẹp thật lộng lẫy. Khi nàng Maleen bước vào phòng khách hoàng cung, mọi người phải sửng sốt vì sắc đẹp tuyệt vời của nàng. Nhà vua bảo hoàng tử:
– Đó là cô dâu mà cha đã chọn cho con. Con hãy dẫn nàng đi nhà thờ. Hoàng tử hết sức ngạc nhiên, và nghĩ bụng:
– Biết đâu đây chính là nàng Maleen mà ta hằng yêu mến. Nhưng nàng bị giam trong tháp kín và đã chết rồi cơ mà. Hoàng tử cùng cô dâu tới nhà thờ. Trên đường đi, thấy bụi gai trên đường, cô dâu nói:
Bụi gai, bụi gai,
Bụi gai nho nhỏ,
Đứng đó một mình,
Hình như ta đã,
Xả vỏ lá cành,
Đem nấu thành canh. Hoàng tử hỏi cô dâu:
– Em vừa nói gì đấy? Nàng đáp:
– Thưa không. Em chợt nhớ tới nàng Malêen. Hoàng tử ngạc nhiên khi thấy cô dâu cũng biết nàng Malêen, nhưng chàng cứ lặng thinh không nói gì. Khi xe ngựa sắp qua chiếc cầu nhỏ để vào sân nhà thờ, cô dâu nói:
Đừng gãy cầu nhá,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải. Hoàng tử lại hỏi cô dâu:
– Em vừa nói gì đấy? Nàng đáp:
– Không ạ, em chợt nhớ tới nàng Maleen.
– Thế em có quen với nàng Maleen không?
– Em làm sao mà quen được nàng, em chỉ nghe nói đến tên nàng. Khi hai người đến trước cửa nhà thờ, nàng nói:
Đừng gãy cửa nhé,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải. Hoàng tử hỏi:
– Em vừa nói gì đấy? Nàng đáp:
– Trời, em vừa lại nhớ tới nàng Maleen. Hoàng tử lấy chiếc dây chuyền đeo vào cổ nàng và cài móc lại. Hai người bước vào nhà thờ, cha đạo đặt tay họ vào nhau và làm lễ thành hôn. Chàng đưa nàng về, nhưng dọc đường nàng không nói nửa lời. Về đến hoàng cung, nàng về ngay phòng cô dâu, cởi quần áo đẹp, tháo hết đồ nữ trang, mặc chiếc tạp dề màu xám của người quét tro bếp, chỉ đeo chiếc dây chuyền vàng mà chú rể tặng. Đến đêm người ta dẫn cô dâu tới phòng chú rể. Để cho hoàng tử không nhận ra sự đánh tráo, cô dâu mặt che mạng. Khi mọi người đã lui ra hết, chú rể nói với cô dâu:
– Hôm nay em nói những gì với bụi gai ở bên đường thế? Cô dâu hỏi:
– Với bụi gai nào nhỉ? Em có nói với bụi gai nào đâu. Chú rể nói:
– Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật. Để tránh ngờ vực, cô nói:
Để em ra tìm con hầu,
Nó làm em rối cả đầu, anh ơi. Cô chạy ra la hỏi nàng Malêen:
– Này con hầu, mày đã nói gì với bụi gai thế?
– Thưa tôi chỉ nói:
Bụi gai, bụi gai,
Bụi gai nho nhỏ,
Đứng đó một mình,
Hình như ta đã,
Xả vỏ lá cành,
Đem nấu thành canh. Cô dâu chạy về buồng và nói:
– Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với bụi gai. Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được. Hoàng tử lại hỏi:
– Khi đi qua cầu, em nói gì với chiếc cầu trước nhà thờ? Cô đáp:
– Chiếc cầu trước nhà thờ! Em có nói với chiếc cầu trước nhà thờ nào đâu.
– Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật. Cô lại nói:
Để em ra tìm con hầu,
Nó làm em rối cả đầu, anh ơi. Cô chạy ra la hỏi nàng Malêen:
– Này con hầu, mày đã nói gì với chiếc cầu trước nhà thờ thế?
– Thưa tôi chỉ nói:
Đừng gãy cầu nhá,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải. Cô dâu hét lớn:
– Tội mày đáng chết lắm đấy! Rồi cô vội vã chạy về phòng và nói:
– Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với chiếc cầu. Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được. Hoàng tử lại hỏi:
– Thế em đã nói gì với cửa nhà thờ? Cô đáp:
– Với cửa nhà thờ! Em có nói gì với cửa nhà thờ đâu.
– Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật. Cô chạy ra và la mắng, hỏi nàng Maleen:
– Này con hầu, mày đã nói gì với cửa nhà thờ?
– Thưa tôi chỉ nói:
Đừng gãy cửa nhé,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải. Cô dâu nổi giận, hét lớn:
– Tội mày đáng vặn cổ chết. Rồi cô vội vã chạy về phòng và nói:
– Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với chiếc cửa nhà thờ. Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được. Hoàng tử lại hỏi:
– Nhưng thế thì đồ nữ trang anh trao tặng em giờ đâu rồi? Cô đáp:
– Đồ nữ trang! Anh có đưa tặng em đồ nữ trang đâu nhỉ?
– Chính anh đeo cho em chiếc dây chuyền vàng và móc cài khóa dây chuyền. Nếu em lại không biết điều đó thì chắc em không phải là cô dâu thật. Hoàng tử gỡ tấm mạng che mặt cô dâu. Chàng nhảy lùi lại vì sợ hãi, khi nhìn thấy rõ khuôn mặt xấu xí kia. Chàng nói:
– Cô ở đâu tới đây? Cô là ai?
– Em là vợ chưa cưới của chàng. Em sợ ra ngoài thiên hạ nhìn thấy em họ sẽ dè bỉu chê cười, em đã ra lệnh cho con hầu quét tro bếp mặc quần áo cưới và thay em đi nhà thờ. Hoàng tử nói:
– Cô bé ấy ở đâu? Đi gọi cô ấy lại đây, ta muốn thấy mặt cô ấy. Cô ra bảo thị vệ là con bé quét tro bếp là đồ phản trắc, phải đưa nó ngay ra trước sân mà chém. Đám thị vệ nắm tay nàng Maleen kéo đi, nàng la hét cầu cứu, tiếng kêu cứu vang tới buồng hoàng tử.

Nghe tiếng kêu cứu, hoàng tử vội chạy ra, truyền lệnh thả ngay nàng ra. Đuốc được mang tới, hoàng tử nhận ra ngay chiếc dây chuyền vàng chính chàng đã tặng ở nhà thờ. Hoàng tử nói:
– Em mới là cô dâu thật, người đã cùng đi với anh tới nhà thờ để làm lễ. Em hãy cùng anh về buồng. Khi chỉ còn lại hai người trong buồng, hoàng tử nói:
– Trên đường tới nhà thờ, em có nhắc tới tên nàng Maleen – người vợ chưa cưới của anh. Anh không thể tưởng tượng được, chính nàng Maleen lại giống em như hệt. Nàng đáp:
– Chính em là Maleen, người vì chàng mà bị giam bảy năm trời trong ngục tối, chịu đói chịu khát cùng những lầm than cơ cực trong suốt những năm trời ấy. Nhưng hôm nay em đã nhìn thấy ánh sáng mặt trời, được cùng anh tới nhà thờ làm lễ và giờ đây em là người vợ chính thức của anh. Chàng và nàng hôn nhau. Họ sống hạnh phúc bên nhau cho đến khi tóc bạc răng long. Cô dâu giả bị trừng phạt thích đáng. Tháp giam nàng Malêen còn đứng đó. Mỗi khi đi qua tháp, trẻ con thường hát:
Tính tình tang tang,
Nàng nào trong đó? Có phải Maleen,
Khen người có chí,
Bền bỉ đợi chờ,
Thương nhớ Hans.

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
„Nàng Maleen“ là một câu chuyện cổ tích đầy ý nghĩa và cảm xúc, viết bởi anh em nhà Grimm. Câu chuyện xoay quanh tình yêu chân thành của nàng công chúa Maleen và một vị hoàng tử. Mặc dù phải trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách, tình yêu của họ vẫn tồn tại và chiến thắng mọi nghịch cảnh.
Câu chuyện bắt đầu khi Maleen bị vua cha khước từ nguyện vọng kết hôn với hoàng tử vì nhà vua đã chọn một người khác cho nàng. Maleen bị nhốt trong một tháp kín suốt bảy năm không thấy ánh sáng mặt trời. Trong thời gian này, nàng phải đối mặt với sự cô đơn và tuyệt vọng, nhưng không hề từ bỏ hy vọng đoàn tụ với người mình yêu.
Sau những năm tháng gian khổ, khi được tự do, Maleen phải sống trong cảnh đói nghèo và chịu sự hắt hủi từ mọi người. Tuy nhiên, nàng vẫn kiên trì tìm kiếm cơ hội để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Định mệnh đã đưa nàng đến kinh thành nơi hoàng tử đang chuẩn bị kết hôn với một cô dâu xấu xí mà chàng không hề yêu.
Trong tình cảnh éo le, Maleen buộc phải đóng giả làm cô dâu để tránh sự chế giễu của dân chúng đối với cô dâu thực sự. Hoàng tử, không nhận ra nàng, vẫn cảm thấy quen thuộc và dần dần nhận ra chân tướng sự việc qua các chi tiết và lời nói vô tình của nàng Maleen. Cuối cùng, tình yêu chân thật của hoàng tử và Maleen đã chiến thắng. Họ đoàn tụ và sống hạnh phúc mãi mãi.
Câu chuyện nhấn mạnh các giá trị về sự kiên trì, lòng trung thành, và sức mạnh của tình yêu đích thực, đồng thời tạo ra một bài học sâu sắc về hậu quả của sự đánh tráo và giả dối thông qua hình phạt dành cho cô dâu giả.
Câu chuyện „Nàng Maleen“ của anh em nhà Grimm mang đến một thông điệp sâu sắc về tình yêu bền vững, lòng kiên nhẫn và nghị lực phi thường. Trong câu chuyện này, nàng Maleen đã phải đối mặt với nhiều thử thách gian truân từ việc bị giam cầm trong ngục tối suốt bảy năm đến cuộc sống lưu lạc và đói khát. Nhưng tình yêu của nàng dành cho hoàng tử và nghị lực phi thường đã giúp nàng vượt qua tất cả.
Những diễn biến trong câu chuyện cũng thể hiện rõ sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, không chỉ qua vẻ bề ngoài mà còn thông qua hành động và tính cách của nhân vật. Trong khi nàng Maleen kiên nhẫn và trung thành, cô dâu giả lại sử dụng mưu mô và sự đe dọa để đạt được điều mình muốn. Kết cục của câu chuyện mang ý nghĩa rằng sự thật và cái tốt đẹp sẽ luôn chiến thắng, trong khi sự giả dối và mưu mô cuối cùng sẽ bị trừng phạt.
Ngoài ra, câu chuyện còn ca ngợi lòng dũng cảm và trí tuệ của nữ giới, khi nàng Maleen không chỉ vượt qua thử thách mà còn thông minh và nhạy bén khi đối phó với những tình huống khó khăn. Điều này cho thấy rằng sức mạnh của tình yêu và lòng kiên nhẫn có thể giúp con người vượt qua mọi trở ngại và đạt được hạnh phúc đích thực.
Truyện cổ tích „Nàng Maleen“ của Anh em nhà Grimm là một câu chuyện đầy tính biểu tượng và đậm chất nhân văn, mang lại nhiều bài học đạo đức và ý nghĩa sâu sắc. Phân tích ngôn ngữ học về truyện này sẽ tập trung vào các yếu tố cấu trúc, biểu tượng, và thông điệp ngầm.
Cấu trúc và bố cục câu chuyện
Mở đầu và thiết lập mâu thuẫn: Truyện bắt đầu bằng việc giới thiệu các nhân vật chính và thiết lập xung đột – tình yêu bị ngăn cản giữa nàng Maleen và hoàng tử do quyết định của vua cha. Đây là điểm khởi đầu cho bi kịch của câu chuyện.
Phát triển tình tiết: Truyện tiếp tục với việc nàng Maleen bị giam trong tháp và những nỗ lực của nàng để giải thoát bản thân sau thất bại của quốc gia. Chi tiết này nhấn mạnh sức mạnh ý chí và lòng kiên trì của nhân vật nữ chính.
Cao trào: Sự kiện đỉnh điểm diễn ra khi nàng Maleen được hoàng tử nhận ra trong vai trò người vợ thật sự sau hàng loạt thử thách và mưu mẹo của cô dâu giả. Những câu nói của nàng trên đường tới nhà thờ đóng vai trò mấu chốt để khám phá sự thật.
Kết thúc: Câu chuyện kết thúc có hậu khi nàng Maleen tái hợp với hoàng tử, và kẻ xấu xa bị trừng phạt, tạo nên một cái kết viên mãn, đúng tinh thần của truyện cổ tích.
Biểu tượng và hình ảnh
Tháp giam: Tháp là biểu tượng cho sự cô lập và nỗi đau buồn, nhưng cũng là nơi thử thách lòng trung thành và sức mạnh tinh thần của Maleen. Nó thể hiện cách mà xã hội áp đặt giới hạn lên phụ nữ và khát vọng tự do của họ.
Bụi gai, cầu, và cửa nhà thờ: Những vật thể này không chỉ là cảnh quan mà còn là nhân vật hỗ trợ trong câu chuyện, qua lời kể của Maleen, giúp hoàng tử nhận ra sự thật. Các yếu tố này mang tính ẩn dụ cho những thử thách và rào cản phải vượt qua để đạt được chân lý.
Vẻ đẹp và xấu xí: Xuyên suốt câu chuyện, sự đối lập giữa vẻ đẹp của Maleen và xấu xí của cô dâu giả phản ánh chuẩn mực xã hội lúc bấy giờ, đồng thời nhấn mạnh rằng vẻ đẹp thực sự nằm ở bản chất và hành động hơn là ngoại hình.
Thông điệp và ý nghĩa
Tình yêu và lòng chung thủy: Câu chuyện nhấn mạnh giá trị của tình yêu chân thành và lòng chung thủy, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Sự kiên trì và ý chí: Nàng Maleen là hiện thân của sự bền bỉ và ý chí mạnh mẽ. Cô không đầu hàng số phận mà tự tìm cách giải thoát, một bài học về sự tự lực và niềm tin vào bản thân.
Công lý và sự công bằng: Kết thúc truyện, kẻ giả danh bị trừng phạt, thể hiện niềm tin vào sự công bằng và việc cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, một thông điệp tích cực quen thuộc trong các câu truyện cổ tích của Grimm.
Truyện „Nàng Maleen“ không chỉ hấp dẫn bởi cốt truyện ly kỳ mà còn chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, là một tác phẩm có giá trị giáo dục cao cho người đọc.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 198 |
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mục | ATU Typ 870 |
Bản dịch | DE, EN, ES, FR, PT, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 12.1 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 100 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 2 |
Gunning Fog Chỉ mục | 4.8 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 3.4 |
SMOG Chỉ mục | 3.7 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 0 |
Số lượng ký tự | 9.123 |
Số lượng chữ cái | 6.635 |
Số lượng Câu | 169 |
Số lượng từ | 2.037 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 12,05 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 0 |
Phần trăm các từ dài | 0% |
Tổng số Âm tiết | 2.228 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,09 |
Các từ có ba Âm tiết | 1 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 0% |