Thời gian đọc cho trẻ em: 7 phút
Đất nước này có từ hồi mới khai thiên lập địa, ở đây ban đêm trời tối đen như mực, vì chẳng có trăng, sao chiếu sáng, bầu trời như một tấm thảm đen bao trùm khắp đất nước. Một ngày kia có bốn chàng trai ở đất nước này rủ nhau đi chu du thiên hạ, họ tới một vương quốc khác, ở đây, sau khi mặt trời khuất núi thì thấy xuất hiện một quả cầu sáng dịu treo trên một cây sồi cổ đại. Ánh sáng tỏa chiếu khắp đất nước. Tuy không chói chang như ánh sáng mặt trời, nhưng dưới ánh sáng dịu ấy người ta cũng có thể nom rõ và phân biệt mọi vật. Mấy khách bộ hành dừng chân đứng ngắm, họ hỏi một người nông dân đánh xe ngựa đi ngang, vật sáng đó là cái gì. Người kia đáp:
– Đó là mặt trăng. Ông trưởng thôn của chúng tôi mua ba Thalơ và đem treo ở đó. Hàng ngày ông ta phải đổ dầu và lau cho sạch để nó cháy đều và phát ra ánh sáng dịu. Ông ta nhận tiền công mỗi tuần một Thalơ. Khi người nông dân đã đi khuất, một người trong bọn khách bộ hành nói:
– Loại đèn như thế này chắc chúng ta cũng cần, ở quê hương chúng ta cũng có một cây sồi cổ đại, chúng ta có thể treo nó lên cây. Vui sướng biết bao khi chúng ta không còn phải mò mẫm đi trong đêm. Người thứ hai nói:
– Các anh có biết không, những người ở đây có thể đi mua cái khác về treo, chúng ta hãy mau mau lấy xe và ngựa chở ngay mặt trăng này đi. Người thứ ba nói:
– Tôi trèo cây giỏi, để tôi trèo lên lấy nó xuống. Người thứ tư dẫn xe và ngựa tới. Người thứ ba trèo lên cây, khoan một lỗ xuyên qua mặt trăng, lấy dây thừng xỏ buộc lại rồi thả nó xuống. Khi quả cầu lóng lánh kia đã nằm gọn trên xe, họ lấy khăn phủ lên để cho không ai biết chuyện, họ lấy mặt trăng đem đi. Họ đem được mặt trăng về nước mình một cách yên ổn và treo nó lên trên ngọn cây sồi cao. Ánh trăng chiếu sáng khắp cánh đồng, trong nhà ngoài ngõ tràn ngập ánh trăng, già trẻ lớn bé đều vui mừng. Những người tí hon đua nhau ra khỏi hang động để thưởng thức trăng, và trên thảo nguyên các thổ công xúng xính trong bộ quần áo đó cùng nhau dung dăng dung dẻ nhảy múa vòng tròn. Bốn người hàng ngày lo đổ dầu, lau bồ hóng hàng tuần được lãnh tiền công. Nhưng rồi cùng với năm tháng, họ trở nên già nua. Khi người thứ nhất ốm, biết mình không qua khỏi nên căn dặn mọi người mình muốn lấy một phần tư mặt trăng đem theo xuống chín suối. Sau khi người này chết, trưởng thôn trèo lên cây, lấy chiếc kéo tỉa cây cắt lấy một phần tư mặt trăng, đặt nó vào trong quan tài của người quá cố. Ánh trăng tuy không sáng như trước nhưng ít người nhận thấy điều đó. Khi người thứ hai qua đời, một phần tư khác cũng được cắt chia cho người đó. Ánh trăng không còn sáng tỏ nữa. Nhưng khi người thứ ba chết, một phần tư nữa lại bị cắt chôn theo cùng, giờ đây ánh trăng mờ ảo. Đến khi người thứ tư xuống mồ thì phần tư cuối cùng cũng được lấy xuống chôn cùng người quá cố. Giờ đây ban đêm lại tối đen như mực như khi trước kia. Mỗi khi đi đêm mọi người lại phải mang theo đèn nếu không thì lại cụng đầu vào nhau. Ở dưới địa ngục lúc nào cũng tối tăm, bốn mảnh trăng kia được ghép lại thành một quả cầu sáng. Ánh trăng không chói chang như mặt trời, mà là ánh sáng dịu nên rất hợp với những cặp mắt của những người ở dưới địa ngục, họ động đậy, rồi thức tỉnh khỏi cơn ngủ triền miên. Họ vươn vai đứng dậy, trở nên vui tính và lại tiếp tục những nhịp điệu sống cũ của mình. Một số lại đi cờ bạc, nhảy múa, số khác lại đến các quán rượu vòi rượu uống, khi đã ngà ngà say thì bắt đầu cãi lộn làm huyên náo cả vùng, tiếp đến là rút gậy ăn mày ra đánh nhau. Tiếng huyên náo bởi cãi nhau và đánh lộn ngày càng to và vang xa, nó vang lên đến tận thiên đình. Thánh Pétrus có nhiệm vụ canh giữ cổng trời nghe thấy huyên náo nghĩ rằng dưới địa ngục có nổi loạn. Thánh thổi tù và báo động tập hợp quân lính phòng khi quân ô hợp dưới địa ngục kéo lên thì đánh đuổi chúng xuống. Đợi mãi nhưng không thấy chúng kéo lên. Thánh Pétrus lên ngựa và phóng qua cửa trời xuống dưới địa ngục. Thánh dẹp yên và ra lệnh ai về mộ người ấy. Dẹp xong, thánh lấy mặt trăng đem theo về trời. Vì vậy mặt trăng treo trên trời như ngày nay chúng ta thấy.

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
Câu chuyện „Sự tích mặt trăng“ mà bạn đề cập là một câu chuyện cổ tích thú vị từ anh em nhà Grimm. Nội dung câu chuyện kể về một vương quốc luôn chìm trong bóng tối vì không có ánh trăng và sao. Khi bốn chàng trai từ vương quốc đó đi chu du và phát hiện ra mặt trăng ở một vương quốc khác, họ quyết định lấy trộm mặt trăng và mang về treo trên cây sồi cổ ở quê hương của mình. Nhờ đó, vương quốc của họ được thắp sáng và mọi người rất vui mừng.
Tuy nhiên, khi bốn chàng trai lần lượt qua đời, họ mỗi người mang theo một phần tư của mặt trăng xuống mồ. Kết quả là ánh sáng từ mặt trăng dần tắt và vương quốc lại chìm trong bóng tối. Những mảnh mặt trăng sau đó tụ hợp dưới địa ngục, mang lại ánh sáng và niềm vui cho những linh hồn ở đó. Tuy nhiên, sự náo loạn do ánh sáng mới khiến thánh Pétrus phải can thiệp, đem mặt trăng trở về trời. Kể từ đó, mặt trăng treo trên bầu trời như chúng ta thấy ngày nay.
Câu chuyện mang đậm chất thần thoại và giải thích một cách huyền ảo về nguồn gốc của mặt trăng cũng như ảnh hưởng của nó đối với con người và các sinh vật trong truyện.
Câu chuyện „Sự tích mặt trăng“ của anh em nhà Grimm là một trong những truyện cổ tích thú vị, mang tính huyền bí và sáng tạo. Câu chuyện kể về một đất nước không có ánh sáng vào ban đêm cho đến khi bốn chàng trai từ quốc gia đó tìm thấy mặt trăng trong một chuyến phiêu lưu ở vương quốc khác. Họ mang mặt trăng về và treo lên cây sồi, mang lại ánh sáng và niềm vui cho quê hương mình.
Câu chuyện còn mang ý nghĩa về sự chia sẻ và hệ quả của sự chia cắt qua việc kể lại hành trình cắt phần tư mặt trăng khi từng chàng trai qua đời. Câu chuyện không chỉ giải thích sự xuất hiện của mặt trăng mà còn phản ánh những khía cạnh nhân văn như lòng tham và sự ích kỷ của con người.
Cuối cùng, ánh sáng từ mặt trăng, sau khi hoàn thành vai trò của mình trên trần gian, lại tìm đường về với bầu trời, tạo nên một kết thúc hợp lý và truyền thống cho một truyện cổ tích. Câu chuyện này cũng mở ra ý niệm về sự tuần hoàn của thiên nhiên và ánh sáng trong cuộc sống, đồng thời giải thích một cách thú vị về nguồn gốc của mặt trăng trên bầu trời.
Truyện cổ tích „Sự tích mặt trăng“ của anh em nhà Grimm là một câu chuyện mang đậm chất kỳ ảo và giàu tưởng tượng. Đây là một trong những truyện giúp giải thích nguồn gốc của mặt trăng trên bầu trời theo cách dân gian, đồng thời truyền tải nhiều bài học về lòng tham và hậu quả của nó.
Ngữ cảnh và không gian: Truyện mở đầu bằng việc miêu tả một đất nước chìm trong màn đêm vì không có ánh trăng. Ngôn ngữ miêu tả tạo nên bầu không khí huyền bí và đầy tò mò cho người đọc. Không gian chuyển đổi từ một nơi tối tăm sang vùng đất có ánh sáng mặt trăng, thể hiện qua sự thay đổi trong tông màu từ „tối đen như mực“ sang „ánh sáng dịu“.
Nhân vật và hành động: Bốn chàng trai đại diện cho lòng tham và ham muốn chiếm đoạt. Cách dùng ngôn từ trực tiếp và hành động quả quyết của họ (như trèo cây, khoan lỗ) nhấn mạnh vào sự chủ động và quyết tâm cao độ. Nhân vật người nông dân chỉ đóng vai trò chuyển giao thông tin, nhưng lại là điểm khởi đầu cho toàn bộ câu chuyện. Ngôn ngữ của ông ta đơn giản, mộc mạc, đúng với hình tượng.
Lời thoại: Các đoạn hội thoại trong truyện giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cốt truyện. Câu nói ngắn gọn, súc tích của người nông dân là động lực cho hành động của bốn chàng trai. Lời thoại của bốn chàng trai thể hiện sự tính toán và quyết đoán trong việc trộm mặt trăng.
Biểu tượng
Mặt trăng: Trong truyện, mặt trăng không chỉ là một nguồn sáng mà còn là biểu tượng cho sự khát khao sở hữu và hậu quả của lòng tham.
Bốn phần tư mặt trăng: Tượng trưng cho cách mà tài sản chung bị chia cắt vì lợi ích cá nhân, phản ánh xu hướng ích kỷ của con người.
Kết cấu và phát triển cốt truyện: Truyện mở đầu với tình huống thiếu hụt ánh sáng, quá trình hành động của bốn chàng trai, và kết thúc bằng việc ánh sáng nguyên thủy trở lại với thiên đàng. Nhịp độ câu chuyện được giữ bằng những diễn biến liên tục, từ việc trộm mặt trăng, chia cắt cho đến kết quả cuối cùng.
Thông điệp và ý nghĩa: Câu chuyện nhắc nhở về tác động của lòng tham và hậu quả của việc sử dụng tài nguyên một cách ích kỷ. Phần cuối câu chuyện, khi thánh Pétrus chỉnh đốn lại trật tự, tượng trưng cho sự cần thiết của cân bằng và công lý.
Tóm lại, „Sự tích mặt trăng“ không chỉ là một câu chuyện cổ tích thú vị với nhiều yếu tố huyền bí, mà còn mang lại nhiều suy ngẫm sâu sắc về các giá trị đạo đức và xã hội. Ngôn ngữ trong truyện được sử dụng một cách khéo léo để kích thích trí tưởng tượng và truyền tải thông điệp ý nghĩa.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 175 |
Bản dịch | DE, EN, DA, ES, FR, PT, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 19.4 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 90.2 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 5.5 |
Gunning Fog Chỉ mục | 7.8 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 4.1 |
SMOG Chỉ mục | 4.1 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 4.2 |
Số lượng ký tự | 4.024 |
Số lượng chữ cái | 3.027 |
Số lượng Câu | 46 |
Số lượng từ | 893 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 19,41 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 0 |
Phần trăm các từ dài | 0% |
Tổng số Âm tiết | 1.023 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,15 |
Các từ có ba Âm tiết | 1 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 0.1% |