Thời gian đọc cho trẻ em: 11 phút
Một bác thợ may có đứa con trai, người chỉ bằng ngón tay cái, nên mọi người gọi là Tí Hon. Nhưng bé hạt tiêu, Tí Hon rất can đảm. Một hôm nó thưa bố:
– Bố ơi, con phải đi ngao du thiên hạ một phen mới được. Ông bố nói:
– Được thôi, con ạ. Bác lấy kim thêu, hơ lên lửa gắn vào kim một cái núm bằng xi để làm đốc kiếm, rồi đưa cho con và nói:
– Đây, con cũng có kiếm để hộ thân dọc đường! Tí Hon còn muốn ăn với bố mẹ một bữa nữa, nên nó nhảy chạy xuống bếp xem mẹ nấu gì trước buổi chia tay. Nồi vừa mới đặt lên bếp, Tí Hon hỏi mẹ:
– Mẹ ơi, hôm nay cho ăn gì thế? Mẹ bảo:
– Con cứ ngó xem là gì? Tí Hon nhảy tót lên thành bếp, vươn cổ dòm vào nồi. Nó nhoai người và vươn cổ vào sâu quá nên bị hơi nước bốc lên từ nồi cuốn luôn nó lên ống khói. Nó bị cuốn theo hơi nước, chới với lơ lửng mãi trên không, lúc lâu sau mới rơi xuống. Thế là chú bé con bác thợ may có dịp đi ngao du thiên hạ. Rồi đến xin tập việc ở một người thợ cả. Nhưng ở đây họ cho chú ăn chẳng được ngon. Chú nói với bà chủ nhà:
– Bà chủ à, mai bà không cho tôi ăn khá hơn, tôi sẽ đi nơi khác, lấy phấn viết trước cửa: „Khoai quá nhiều, thịt quá ít. Xin chào vua khoai tây.“
Bà chủ giận lắm, quát:
– Con châu chấu ranh kia, mày còn muốn gì hử? Bà rút cái giẻ lau định quất chú. Chú phó nhỏ đã lẹ bò lên cái bao ngón tay của bà, từ đó nó dòm xuống, thè lưỡi nhạo bà chủ. Bà tháo bao định chộp chú thì chú nhảy tót sang cái giẻ lau. Thừa lúc bà rũ giẻ tìm chú, chú trốn sang bàn kế, thò đầu lên giễu bà:
– Hô, hô, bà chủ ơi. Lúc bà sắp đánh, chú lẩn xuống ngăn kéo. Nhưng rồi bà cũng tóm được chú và tống chú ra khỏi cửa. Tí Hon lại đi lang thang và đến cánh rừng lớn kia ở đó chú gặp bọn kẻ trộm đang bàn nhau đi ăn trộm châu báu của nhà vua. Trông thấy Tí Hon chúng nảy ra ý nghĩ:
– Nhỏ xíu như nó nhất định chui lọt lỗ khóa, có thể dùng nó như chìa khóa giả được. Một tên gọi:
– Này, ông khổng lồ Gôliát ơi, có muốn nhập bọn đến kho báu không? Ông có thể chui vào ném tiền ra cho bọn mình. Tí Hon nghĩ một lát rồi bằng lòng nhận, đi cùng với chúng tới kho báu. Đến nơi chú ngắm kỹ cửa trên cửa dưới xem có kẽ hở nào không. Chú tìm thấy một khe hở khá rộng, đủ cho chú lọt qua. Chú đang chui vào thì bị một trong hai tên lính canh cửa nhìn thấy. Nó bảo tên kia:
– Nhện chi mà gớm ghiếc chưa, tao phải giẫm chết nó mới được. Tên kia can:
– Để nó đi. Nó có làm gì mày đâu. Thế là Tí Hon chui tiếp qua khe hở vào trong kho. Chú mở cửa sổ nơi bọn trộm đang đứng đợi, và ném tiền vàng ra tới tấp cho chúng. Đang lúc mê mải ném tiền, chợt có tiếng chân vua vào soát kho Tí Hon vội bò ra. Vua thấy kho bạc vơi đi, nhưng không hiểu ai đã lấy trong khi khóa cửa, then cài không có chút dấu hiệu suy suyển. Vua đi ra và ra lệnh cho hai lính gác:
– Phải canh chừng, có kẻ rình lấy tiền đấy! Khi Tí Hon quay trở vào tiếp tục ném tiền ra, hai tên lính đứng ngoài rình, nghe thấy tiếng tiền vàng rơi lách cách, lách cách. Chúng nhảy ngay vào trong kho để bắt kẻ trộm. Nhưng Tí Hon nhanh hơn, đã tót được vào một xó, nấp sau một đồng tiền vàng. Chú trêu bọn lính:
– Tớ đây cơ mà! Cứ thế, Tí Hon nhử làm cho hai tên lính chạy loanh quanh hết xó này sang xó khác làm chúng mệt nhoài đành phải bỏ cuộc. Chú tiếp tục ném tiền cho bọn trộm, ném tiền đồng này sang đồng khác. Chú ráng sức ném một đồng tiền cuối cùng và đồng thời nhảy theo cưỡi trên đồng tiền bay vút qua cửa sổ. Bọn trộm hết lời tán tụng chú:
– Chú quả là tay anh hùng, thế có đồng ý làm chủ tướng cả bọn không? Tí Hon cám ơn. Chú nói, chú còn muốn đi ngao du thiên hạ. Bọn trộm chia nhau tiền. Tí Hon chỉ lấy một đồng xu vàng, vì có lấy nữa cũng chẳng mang đi nổi. Chú buộc thanh kiếm bên sườn, chào bọn cướp, rồi lên đường. Chú đến mấy bác thợ cả xin việc nhưng ở đâu chú cũng chán. Sau cùng chú đến làm cho một quán trọ. Đám hầu gái nhà này không ưa chú. Họ không hiểu tại sao ông chủ lại biết những chuyện lén lút ăn uống vụng trộm hay chuyện ăn cắp mang đi nơi khác. Họ dọa chú:
– Thằng nhóc táo tợn thế nào cũng có bữa chúng tao dìm chết! Họ bàn nhau chơi xỏ Tí Hon. Một hôm chú đang mải nhảy nhót, leo trèo giữa đám cỏ dại ngoài vườn thì bị một cô hầu gái ra cắt cỏ bắt gặp, tiện tay cô vơ luôn cả Tí Hon với cỏ, buộc túm vào một cái khăn lớn, rồi lén ném cho bò. Một con bò mộng đen nuốt chửng Tí Hon vào bụng, nên chú không bị đau đớn gì. Nhưng nằm trong ấy thật khó chịu quá, đèn nến không có, tối như bưng. Khi có người vào vắt sữa; chú ra sức gào:
Này nắn, này bóp, này vắt. sắp đầy thùng chưa hở chị? Tiếng sữa tia rào rào, át mất tiếng chú kêu nên không ai nghe thấy. Lát sau chủ quán vào bảo:
– Mai thịt con bò này. Tí Hon sợ quá, lại gân cổ gào:
– Thả tôi ra đã, tôi ở trong này mà! Chủ quán nghe thấy, nhưng không biết là ai gọi ở đâu. Bác hỏi lại:
– Ở đâu thế? Tí Hon vội đáp:
– Trong bụng con đen ấy mà! Nhưng chủ quán không hiểu nghĩa câu nói, bỏ đi. Sáng hôm sau họ thịt con bò đen. Cũng may lúc họ lôi bò để xẻ thịt không có nhát dao nào chém phải Tí Hon. Chú bị lẫn trong đống thịt để làm dồi. Lúc người thợ băm dồi sắp làm, Tí Hon ra sức bình sinh gào:
– Đừng băm sâu quá, đừng băm sâu quá. Tôi ở dưới đấy. Tiếng dao băm gõ rộn lên làm chẳng ai nghe được tiếng chú gọi. Giờ mới thật nguy cho chú, nhưng thói thường cái khó nó ló cái khôn. Chú phải nhảy tránh giữa các đường dao băm, chú nhảy tài tình khiến chẳng một nhát nào chạm vào người chú. Chưa kịp nhảy ra, chú bị họ tra lẫn với mấy miếng mỡ vào khoanh dồi tiết. Trong khoanh dồi chật chội quá, đã thế họ lại còn mắc lên ống khói lò bếp để hun cho kỹ. Tí Hon thấy thời gian lúc này mới dài làm sao! Nhưng rồi mùa đông đến, họ lấy dồi xuống. Nhà chủ định đem dồi ra đãi khách. Lúc bà chủ thái dồi, Tí Hon hết sức chú ý, cố tránh vươn cổ quá dài, sợ bị lưỡi dao ngang cổ. Chờ lúc thuận lợi, chú nhún hai chân nhảy tót ra ngoài. Chú không muốn ở lại nhà ấy nữa, vì ở nơi đây chú gặp toàn chuyện khó chịu. Tí Hon lại lên đường đi chu du. Nhưng cuộc đời tự do cũng chỉ trong chốc lát. Chú đang lang thang vơ vẩn giữa đồng thì chạm trán cáo. Cáo đớp luôn chú. Nằm trong miệng cáo chú van nài:
– Trời, bác cáo ơi, tôi chả bõ vướng họng bác, bác thả tôi ra đi! Cáo đáp:
– Mày nói cũng có lý. Ăn mày cũng như không ăn gì. Mày hứa cho tao mấy con gà của bố mày ở nhà đi, tao sẽ thả mày. Tí Hon đáp:
– Thực lòng mà nói, nhà có bao nhiêu gà xin hứa biếu bác hết. Cáo thả Tí Hon ra, lại còn thân chinh đưa về tận nhà. Ông bố gặp lại đứa con trai yêu quý mừng quá. Nhà có bao nhiêu gà biếu cáo tất. Tí Hon nói:
– Con có đồng tiền vàng rất đẹp để cho bố đây. Chú đưa cho bố đồng tiền vàng mà chú kiếm được khi đi chu du thiên hạ. Chú hỏi:
– Nhưng sao bố lại cho cáo thịt hết cả đàn gà đáng thương của nhà mình?
– Trời, sao ngốc thế con, con trai cưng của bố, lẽ dĩ nhiên là bố quý con hơn đàn gà rồi.

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
„Cuộc ngao du của Tí Hon“ là một truyện cổ tích nổi tiếng trong bộ sưu tập truyện của anh em nhà Grimm. Câu chuyện kể về hành trình của một cậu bé tý hon, chỉ nhỏ bằng ngón tay cái, nhưng vô cùng thông minh và gan dạ.
Trong truyện, Tí Hon quyết định rời nhà để khám phá thế giới. Dù nhỏ bé, nhưng Tí Hon đã dũng cảm đối mặt với nhiều thử thách, từ việc ứng xử khéo léo với bà chủ keo kiệt đến việc giúp những tên trộm chui qua khe cửa để lấy kho báu của nhà vua. Mặc dù tham gia vào một vụ trộm, Tí Hon không cố ý hành động xấu mà chỉ muốn trải nghiệm và thử sức mình trong cuộc phiêu lưu.
Trong hành trình của mình, Tí Hon cũng gặp nhiều nguy hiểm, như bị nuốt bởi một con bò hay suýt thành nhân vật trong món dồi. Tuy nhiên, nhờ thông minh và nhanh trí, cậu luôn tìm được cách thoát khỏi tình thế khó khăn. Cuối cùng, Tí Hon còn phải thương lượng với một con cáo để trở về nhà an toàn, đổi lại những con gà của gia đình.
Kết thúc câu chuyện, Tí Hon trở về nhà, đoàn tụ với cha mẹ, mang theo kinh nghiệm và một đồng tiền vàng kiếm được trong chuyến phiêu lưu. Thông điệp của câu chuyện tôn vinh trí thông minh, lòng dũng cảm và tình cảm gia đình.
Như nhiều câu chuyện khác của anh em nhà Grimm, „Cuộc ngao du của Tí Hon“ vừa mang tính giải trí vừa chứa đựng những bài học sâu sắc về giá trị của sự mưu trí và lòng can đảm, đặc biệt là ý nghĩa của tình yêu thương gia đình.
Câu chuyện „Cuộc ngao du của Tí Hon“ của anh em nhà Grimm là một trong những truyện cổ tích thú vị với nhiều tình tiết đầy bất ngờ và sáng tạo. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Tí Hon, một cậu bé rất nhỏ bé nhưng dũng cảm và thông minh, với ước muốn khám phá thế giới.
Tí Hon, dù có kích thước chỉ bằng ngón tay cái, đã thực hiện những cuộc phiêu lưu vượt qua mọi trở ngại. Chú đã dùng sự nhanh nhẹn và trí thông minh của mình để đối phó với nhiều tình huống nguy hiểm, từ việc trốn thoát khỏi những kẻ thù lớn hơn, đến việc tham gia vào một vụ trộm kho báu.
Câu chuyện không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về lòng dũng cảm, sự thông minh và quyết tâm theo đuổi ước mơ, bất chấp những hạn chế bên ngoài. Tí Hon, với tinh thần không chịu khuất phục, đã khám phá thế giới và chứng minh rằng dù nhỏ bé nhưng vẫn có thể đạt được những thành tựu lớn lao.
Cuối cùng, truyện đề cao tình cảm gia đình khi Tí Hon trở về nhà và trao cho bố đồng tiền vàng mà mình kiếm được. Qua đó, câu chuyện cũng nhấn mạnh giá trị không thể thay thế của tình thân.
Truyện cổ tích „Cuộc ngao du của Tí Hon“ của anh em nhà Grimm là một câu chuyện ngụ ngôn mang đậm nét đặc trưng của văn hóa dân gian châu Âu. Qua việc phân tích ngôn ngữ học, chúng ta có thể thấy nhiều yếu tố thú vị trong cách sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc của truyện như sau:
Nhân vật và Đặc điểm: Ngay từ đầu, nhân vật chính „Tí Hon“ đã được giới thiệu với một đặc điểm ngoại hình nổi bật – bé nhỏ „chỉ bằng ngón tay cái“. Tên gọi „Tí Hon“ không chỉ miêu tả kích thước của nhân vật mà còn định hình tính cách và vai trò của nhân vật trong câu chuyện: nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn và can đảm.
Ngôn ngữ đối thoại: Câu chuyện sử dụng nhiều đoạn hội thoại cụ thể, giúp thúc đẩy dòng chảy của câu chuyện và làm nổi bật tính cách nhân vật. Các lời thoại đơn giản nhưng sắc sảo, chẳng hạn như cách Tí Hon đối đáp với bà chủ khi đòi ăn ngon hơn, hay khi đối diện với cáo. Những lời thoại này thể hiện sự khéo léo và trí thông minh của Tí Hon.
Chủ đề phiêu lưu và đối mặt thử thách: Xuyên suốt truyện, Tí Hon liên tục gặp phải các thử thách, từ việc làm việc cho bà chủ khó chịu, trốn chạy khỏi bọn trộm, sống sót trong bụng bò, đến việc đàm phán với cáo. Mỗi tình huống đều được miêu tả chi tiết và diễn ra một cách logic, thể hiện sự linh hoạt và khả năng ứng biến của Tí Hon.
Hình ảnh và biểu tượng: Câu chuyện sử dụng nhiều hình ảnh và biểu tượng quen thuộc trong văn hóa dân gian như „kiếm“, „kho báu“, „gã khổng lồ“, „cáo“ và „gà“. Những biểu tượng này không chỉ giúp xây dựng hình ảnh cụ thể mà còn truyền tải các giá trị văn hóa và đạo đức.
Thông điệp: Mặc dù Tí Hon có kích thước nhỏ bé, nhưng sự kiên trì, thông minh và lòng dũng cảm đã giúp chú vượt qua mọi khó khăn. Truyện gửi gắm thông điệp rằng kích thước không quyết định giá trị của một người, mà chính là sự nhanh trí và tâm hồn cao cả.
Kết cấu cấu trúc: Truyện được cấu trúc theo dạng hành trình với nhiều chặng nhỏ, mỗi chặng là một cuộc phiêu lưu và thử thách khác nhau. Điều này tạo nên một nhịp điệu cuốn hút và giữ cho khán giả nhí luôn tò mò và thích thú qua từng phần của câu chuyện.
Nhìn chung, „Cuộc ngao du của Tí Hon“ không chỉ là một câu chuyện giải trí mà còn ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc về cuộc sống, khuyến khích sự dũng cảm và trí thông minh.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 45 |
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mục | ATU Typ 700 |
Bản dịch | DE, DA, ES, PT, FI, HU, IT, JA, NL, PL, RU, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 11.9 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 100 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 1.9 |
Gunning Fog Chỉ mục | 4.8 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 2.8 |
SMOG Chỉ mục | 4.3 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 0 |
Số lượng ký tự | 6.712 |
Số lượng chữ cái | 4.870 |
Số lượng Câu | 129 |
Số lượng từ | 1.538 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 11,92 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 0 |
Phần trăm các từ dài | 0% |
Tổng số Âm tiết | 1.670 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,09 |
Các từ có ba Âm tiết | 4 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 0.3% |