Thời gian đọc cho trẻ em: 11 phút
Một hôm, bác nông dân lấy chiếc gậy gỗ dẻ ở góc nhà ra, rồi nói với vợ:
– Trine, bây giờ tôi có việc phải đi, ba ngày mới về. Nếu có lái bò tới hỏi mua ba con bò cái thì bà cứ bán đi, nhưng phải bán lấy hai trăm Taler. Giá thấp hơn thì không bán, bà hiểu ý tôi nói chứ? Người vợ đáp:
– Ông cứ yên tâm mà đi, cầu Chúa phù hộ cho ông. Việc đó tôi làm được mà! Người chồng nói:
– Khi còn nhỏ bà đã từng ngã bươu cả trán, tới giờ tính khí bà vẫn còn thất thường bởi lần ngã ấy. Tôi nhắc trước bà, bà đừng có làm chuyện ngu ngốc. Tôi sẽ cho bà nhũn xương sống bằng chiếc gậy gỗ có trong tay. Trận đòn ấy phải hàng năm mới hết đau đấy. Bà nhớ kỹ cho nhé! Nói xong, người chồng lên đường. Sáng hôm sau lái bò tới. Người vợ cũng chẳng cần nói đôi co. Xem bò xong, lái hỏi giá rồi nói ngay:
– Tôi bằng lòng trả giá đó, chỗ quen biết mà. Tôi mang bò đi ngay. Lái bò cởi dây, lùa bò ra khỏi chuồng. Khi lái cùng bò đang ra cổng thì vợ bác nông dân nắm tay lái bò và nói:
– Bác phải trả tôi hai trăm Taler (đồng tiền vàng) thì tôi mới cho đi.
– Đúng thế. Tôi quên không dắt dùi tượng theo người. Nhưng đừng có lo. Tôi thế nào cũng mang tiền trả mà. Tôi chỉ dắt đi hai con bò. Con thứ ba tôi để lại làm cược. Thế là bà có vật để làm tin rồi. Vợ bác nông dân nghĩ thế cũng được nên để lái dắt bò đi. Bà nghĩ: „Hans mà biết mình buôn bán khôn ngoan thế này thì mừng lắm đấy.“ Đúng như lời hẹn, ngày thứ ba thì bác trai về nhà. Bác hỏi vợ đã bán bò chưa.
– Đương nhiên là bò bán rồi, giá hai trăm Taler như lời ông dặn. Lái đồng ý lấy bò mà chẳng cần mặc cả. Chồng hỏi:
– Thế tiền đâu? Vợ đáp:
– Tiền tôi không giữ. Lái bò để quên dùi tượng tiền ở nhà và hứa, mang ngay lại trả, lái bò còn để lại một vật làm tin. Chồng hỏi:
– Vật làm tin là cái gì?
– Ba con thì để lại một con làm tin. Chỉ khi nào trả tiền thì mới lấy nốt con bò thứ ba. Tôi tính có khôn không, tôi giữ lại con nhỏ nhất vì nó ăn ít nhất. Người chồng nghe chuyện nổi giận, vung gậy tính đánh vợ một trận, nhưng bỗng bác hạ gậy xuống, nói:
– Đúng bà là con ngỗng ngu ngốc chỉ biết lắc lư cái cổ ở trên đời. Thật là đáng thương hại. Tôi sẽ ra đứng ngoài đường ba ngày để xem có ai ngu đần hơn bà không. Nếu như tôi thực sự gặp được người như vậy thì bà được tha. Nếu không gặp được người như vậy thì bà sẽ chắc chắn bị phạt. Bác ta ra đường cái ngồi trên một tảng đá chờ người qua lại. Bác nhìn thấy một chiếc xe bò chở rơm, một người đàn bà đứng trên xe chứ không ngồi, mà cũng chẳng đi bộ dắt xe bò. Bác nghĩ bụng: „Đây đúng là người ngu đần mình muốn tìm!“ – Bác đứng phắt ngay dậy, chạy quanh chiếc xe bò như một người ngớ ngẩn. Người đàn bà hỏi:
– Bác muốn làm gì thế? Tôi đâu có quen bác, bác từ đâu tới vậy? Bác ta đáp:
– Tôi rơi từ trên trời xuống đây. Giờ không biết làm sao lại lên trời được. Liệu bà có thể chở tôi lên trời không?
– Không, tôi không biết đường. Nếu bác rơi từ trên trời xuống chắc bác biết tình hình chồng tôi ở trên ấy. Bác kể cho tôi nghe đi. Ông ta ở trên ấy đã ba năm. Thế bác đã gặp chồng tôi chưa? – Người đàn bà hỏi.
– Tôi đã gặp ông ấy. Nhưng không phải ai ở trên ấy cũng sung sướng. Ông ấy chăn cừu, nhưng lũ cừu chạy tứ tung trong rừng, có con lại lạc trong rừng. Ông ta phải chạy xuyên rừng để dồn chúng lại. Quần áo rách tả tơi như chừng muốn rớt khỏi người. Ở trên ấy không có thợ may. Thánh Petrus canh cổng không cho một ai vào cả. Bà đọc truyện kể về thiên đường thì bà biết đấy. Người đàn bà nói:
– Ai mà biết được chuyện ấy. Bác giúp tôi nhé. Tôi sẽ lấy bộ quần áo tươm tất đang treo trong tủ, nhờ bác mang lên trên ấy để cho ông ta có đồ mặc tươm tất lịch sự. Bác nông dân nói:
– Chắc chắn là không được. Không ai được mang quần áo lên thiên đường. Quần áo sẽ bị tịch thu ngay ở cổng thiên đường. Người đàn bà nói:
– Bác giúp tôi nhé. Hôm qua tôi bán thóc nên có món tiền, bác mang lên cho ông ấy. Bác giấu tiền trong túi quần ai mà biết được. Bác nông dân đáp:
– Thì biết làm sao bây giờ, thôi đành giúp bác vậy. Người đàn bà nói:
– Thế bác ngồi đây đợi. Tôi đánh xe về nhà lấy tiền, rồi quay lại ngay. Tôi không ngồi trên rơm vì đứng thì bò kéo nhẹ hơn. Bà ta thúc bò đi. Bác nông dân nghĩ: „Bà này đúng là có máu dở người. Nếu bà ta mang tiền tới thật thì bà vợ mình gặp may, vì không phải ăn một trận đòn. Chỉ một lát sau, người đàn bà đó chạy vội tới, dúi nhét tiền vào túi bác nông dân và cám ơn rốt rít, rồi đi. Khi người đàn bà đó về tới nhà thì con trai từ ngoài đồng trở về, bà kể con trai nghe những chuyện không ngờ tới, và còn nói thêm:
– Mẹ mừng quá. May mà gặp người để gửi một chút cho cha đáng thương của con. Chẳng ai lại ngờ tới chuyện cha con ở trên trời lại thiếu ăn, thiếu mặc như vậy! Người con trai hết sức ngạc nhiên nói:
– Mẹ ạ, không phải ngày nào cũng có người ở trên trời xuống. Con phải đi ngay để tìm gặp người đó để nghe ông ta kể chuyện làm ăn sinh sống ở trên đó. Anh ta đóng yên ngựa, rồi vội vàng cưỡi ngựa phóng đi và nhìn thấy bác nông dân ngồi dưới gốc cây liễu đang đếm tiền ở trong túi. Anh cất giọng hỏi:
– Bác có nhìn thấy người từ thiên đường xuống trần gian không? Bác nông dân nói:
– Có thấy! Ông ta đang trên đường về đấy. Ông ta trèo ngọn núi kia kìa để về cho gần. Nếu anh phóng ngựa thật nhanh thì còn đuổi kịp đấy! Anh ta nói:
– Ôi, tôi làm việc vất vả suốt cả ngày, rồi gắng phi ngựa tới đây, nên mệt lắm rồi. Bác biết người đó, bác làm ơn giúp tôi. Bác cưỡi con ngựa của tôi và nói khéo để ông ta quay lại đây. Bác nông dân nghĩ: „Chà chà. Đây cũng là một chàng ngốc.“ Bác bảo:
– Sao tôi lại không giúp anh nhỉ? Nói xong, bác nhảy lên ngựa và phi nước đại. Chàng trai ngồi đợi tới khi bóng đêm ập xuống mà chẳng thấy bác nông dân quay trở lại. Anh nghĩ: „Chắc người kia vội về trời nên không muốn quay lại. Bác nông dân lại đưa ngựa cho người đó mang về trời đưa cho cha mình.“ Thế là anh quay trở về nhà kể cho mẹ nghe cây chuyện mới xảy ra: Ngựa đã nhờ gửi cho cha để cha khỏi phải đi bộ ở trên ấy. Người mẹ bảo:
– Con đã làm một việc có hiếu. Con còn mạnh chân tay nên đi bộ không sao! Khi Bác nông dân về tới nhà, bác dắt ngựa vào chuồng, buộc bên cạnh con bò „làm tin,“ bác tìm bác gái và nói:
– Trine, bà thế là còn gặp may. Tôi đã gặp hai người còn ngu ngốc hơn cả bà. Lần này bà không bị ăn đòn về chuyện ngu ngốc. Nếu cứ luôn có chuyện ngu ngốc như vậy xảy ra thì tôi cũng phải bái phục.

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
Câu chuyện „Những người khôn ngoan“ của Anh em nhà Grimm là một câu chuyện cổ tích có yếu tố hài hước và châm biếm sự ngốc nghếch của con người. Truyện kể về một bác nông dân có vợ dường như không được khôn ngoan cho lắm. Bác giao nhiệm vụ cho vợ bán ba con bò với giá 200 Taler trong trường hợp bác phải đi vắng ba ngày. Mặc dù người vợ giữ đúng giá, nhưng bà lại dễ dàng cho lái bò dắt đi hai con mà chỉ cần ông ta để lại một con làm tin, với lời hứa sẽ quay lại trả tiền.
Khi người chồng về và nghe được câu chuyện, bác rất tức giận và quyết định sẽ đi tìm người ngốc hơn vợ mình để bà được tha không bị đánh.
Trong hành trình tìm kiếm, bác gặp hai người: một người phụ nữ tin rằng chồng mình, đã mất từ lâu, sống thiếu thốn trên thiên đường và một người con trai cũng cả tin như mẹ. Cả hai đã trao tiền và ngựa cho bác, nghĩ rằng bác sẽ giúp họ chuyển đến cho người thân ở thiên đường.
Cuối cùng, bác nông dân nhận ra rằng trên đời vẫn còn những người ngốc nghếch hơn vợ mình và quyết định tha lỗi cho bà. Câu chuyện không chỉ mang lại tiếng cười mà còn khéo léo phê phán sự dại dột và ngốc nghếch trước những việc rất đơn giản trong cuộc sống.
Câu chuyện „Những người khôn ngoan“ của anh em nhà Grimm mang lại một cái nhìn hài hước về sự khờ khạo của con người qua những tình huống trớ trêu và ngớ ngẩn. Bác nông dân nghiêm túc giao cho vợ nhiệm vụ quan trọng, nhưng vì sự cả tin và thiếu kinh nghiệm, người vợ đã dễ dàng bị lái bò lừa. Tuy nhiên, hành trình của bác nông dân để tìm những người còn khờ dại hơn vợ mình đã đem lại những bất ngờ thú vị.
Truyện nhấn mạnh rằng sự ngốc nghếch không chỉ tồn tại ở một người mà có thể thấy ở nhiều người khác nhau, mỗi người một kiểu ngớ ngẩn riêng. Từ người phụ nữ trên xe rơm dễ dàng bị lừa đưa tiền đến người con trai sẵn sàng tin tưởng và giao ngựa cho một người lạ. Cuối cùng, bác nông dân trở về nhà, không phải trong sự giận dữ mà là trong sự ngạc nhiên trước thế giới đầy những người khờ dại.
Truyện có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yếu là để giải trí và mang lại tiếng cười cho độc giả. Ngoài ra, nó cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc suy nghĩ thấu đáo và cẩn trọng trong các quyết định của mình để tránh trở thành nạn nhân của sự cả tin và thiếu hiểu biết.
Truyện „Những người khôn ngoan“ của Anh em nhà Grimm là một ví dụ điển hình của thể loại truyện cổ tích dân gian châu Âu, mang đặc trưng hài hước và châm biếm. Phân tích ngôn ngữ học về câu chuyện này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách sử dụng ngôn từ để truyền tải thông điệp và giá trị của câu chuyện.
Dưới đây là một số điểm đáng chú ý
Ngôn ngữ châm biếm và hài hước: Truyện sử dụng ngôn ngữ châm biếm để tạo nên tiếng cười từ sự ngốc nghếch và kém cỏi của các nhân vật. Ví dụ, cách người nông dân chê bai vợ mình bằng lời lẽ dí dỏm và cách ông ta tìm kiếm người „ngu hơn“ để tha lỗi cho vợ. Các tình huống trong truyện thường bất ngờ và phi lý, tạo ra sự hài hước, như việc người vợ chỉ bán hai con bò và giữ lại một con nhỏ vì nó „ăn ít nhất“, hay khi người đàn bà tin rằng có thể gửi tiền và quần áo lên thiên đường.
Biểu hiện của ngôn ngữ đối thoại: Đối thoại trong truyện được xây dựng linh hoạt, chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Ví dụ, đối thoại giữa bác nông dân và người đàn bà không chỉ phản ánh sự ngốc nghếch mà còn thể hiện tính cách hồn nhiên và tin tưởng quá mức của người dân quê. Ngôn từ đơn giản, mộc mạc, phù hợp với bối cảnh nông thôn và tạo cảm giác gần gũi cho người đọc.
Bài học và thông điệp: Qua ngôn ngữ đối thoại và trình bày, truyện truyền tải thông điệp về sự ngốc nghếch và khôn ngoan trong cuộc sống. Những tình huống hài hước và châm biếm không chỉ giải trí mà còn nhắc nhở người đọc về sự cẩn trọng và thực tế trong các hành động và quyết định của mình. Truyện cũng phản ánh tâm lý „không ai ngu hơn mình“ khi bác nông dân quyết định tìm kiếm người ngốc hơn để tha tội cho vợ, chỉ để khám phá ra những nhân vật còn ngốc hơn.
Kết cấu và phong cách kể chuyện: Truyện được kể theo trình tự thời gian, với cấu trúc đơn giản, dễ hiểu. Cách triển khai tình tiết nhanh gọn giúp duy trì sự hào hứng và tò mò cho người đọc. Các hình ảnh và tình huống trong truyện, như việc đổi chác trao đổi hay cưỡi ngựa lên trời, được phóng đại để tăng cường tính chất hài hước và châm biếm.
Tóm lại, ngôn ngữ trong „Những người khôn ngoan“ được thiết kế để châm biếm sự ngốc nghếch và kém cỏi của con người, đồng thời giải trí và giáo dục người đọc thông qua những tình huống hài hước và thông điệp sâu sắc.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 104 |
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mục | ATU Typ 1384 |
Bản dịch | DE, EN, DA, ES, PT, FI, HU, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 10.6 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 100 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 1.4 |
Gunning Fog Chỉ mục | 4.3 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 3.1 |
SMOG Chỉ mục | 3.8 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 0 |
Số lượng ký tự | 6.279 |
Số lượng chữ cái | 4.563 |
Số lượng Câu | 134 |
Số lượng từ | 1.418 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 10,58 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 0 |
Phần trăm các từ dài | 0% |
Tổng số Âm tiết | 1.542 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,09 |
Các từ có ba Âm tiết | 1 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 0.1% |